Các loại chiến lược của công ty

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA ỐC HƯNG THỊNH CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2024 (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.2 Lý thuyết liên quan

2.2.3 Các loại chiến lược của công ty

Có rất nhiều chiến lược được doanh nghiệp sử dụng trong thực tiễn để tạo ra lợi thế cạnh tranh, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Theo Fred R. David (2006), một số chiến lược đặc thù đã được nhiều công ty sử dụng trong thực tiễn.

Các chiến lược tăng trưởng tập trung: Là doanh nghiệp chỉ tập trung vào một lĩnh vực, một ngành hàng, một dãy sản phẩm nhất định nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh, gồm 3 chiến lược:

 Tập trung phát triển thị trường: Doanh nghiệp tìm cách phát triển những thị trường mới trên cơ sở sản phẩm hiện tại của mình. Loại này địi hỏi cơng ty có khả năng tiếp cận và xâm nhập thị trường mạnh mẽ.

 Tập trung thâm nhập thị trường: Là tìm cách tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện tại bằng cách nỗ lực tiếp thị.

 Tập trung phát triển sản phẩm: Doanh nghiệp tìm cách cải tiến hoặc đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường hiện tại.

Các chiến lược hội nhập (hay kết hợp): Trong chiến lược hội nhập, doanh nghiệp tìm cách đầu tư vào các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, hay tìm cách đầu tư để kiểm soát đối thủ và thị trường, gồm các chiến lược:

 Hợi nhập dọc về phía trước (xi chiều): Doanh nghiệp tìm cách đầu tư và kiểm sốt các hoạt đợng đầu ra, giúp chủ động trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng.

 Hợi nhập dọc về phía sau (ngược chiều): Doanh nghiệp tìm cách đầu tư và kiểm sốt các hoạt đợng đầu vào, như kiểm soát nguyên vật liệu, cho phép công ty tạo sự ổn định trong cạnh tranh nhưng địi hỏi chi phí lớn.

 Hợi nhập ngang: Doanh nghiệp tìm cách đầu tư và kiểm soát đối thủ cạnh tranh hoặc sáp nhập, liên kết để khống chế thị trường.

Các chiến lược đa dạng hóa: Doanh nghiệp đầu tư mở rợng sản phẩm, thị trường hay phát triển những ngành hàng mới, gồm các chiến lược:

 Đa dạng hóa đồng tâm: Doanh nghiệp tìm cách phát triển những sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau về công nghệ hay thị trường.

 Đa dạng hóa hàng ngang: Đầu tư vào các lĩnh vực mới, khơng liên quan gì với ngành hàng truyền thống của mình.

 Đa dạng hóa hỗn hợp: Là kết hợp giữa đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa hàng ngang.

 Chiến lược liên doanh:Liên doanh là hai hay nhiều công ty, góp vốn hình thành mợt cơng ty riêng biệt khác và chia sẻ quyền sở hữu trong công ty mới.  Chiến lược suy giảm: Là chiến lược hướng đến giảm bớt tốc độ, qui mô để củng cố hay bảo vệ những phần còn lại của mình trước những bất lợi của điều kiện cạnh tranh, bao gồm:

Chiến lược thu hẹp: Là việc giảm chi phí, qui mơ khi một doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động để cứu vãn doanh số và lợi nhuận sụt giảm.

Chiến lược cắt giảm: Là việc cắt bỏ đi hoặc bán đi một bộ phận hay một phần doanh nghiệp để tăng vốn cho hoạt đợng đầu tư hay mua lại có tính chiến lược.

Chiến lược thanh lý: Khi doanh nghiệp khơng cịn con đường nào khác, cần phải tối thiểu hóa thiệt hại.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA ỐC HƯNG THỊNH CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2024 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)