Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA ỐC HƯNG THỊNH CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2024 (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.2 Lý thuyết liên quan

2.2.4 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu chiến lược và sách lược kinh doanh của Smith và cộng sự (2003) cung cấp những kiến thức cần thiết, từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tích mơi trường kinh doanh ở các tập đoàn kinh tế lớn và ở cấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh. Trong đó nghiên cứu chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản trị kinh doanh ở cấp doanh nghiệp có quy mơ lớn, nhỏ và ở cấp công ty.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào cho dù ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia. Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng phối hợp đào tạo để có đội ngũ doanh nhân, quản lý có trình độ ngang tầm với thời đại. Làm được điều này giúp doanh nghiệp, quốc gia nắm bắt cơ hợi, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên thị trường thời mở cửa.

Tác giả David (2015) với nghiên cứu Quản trị chiến lược: khái luận và các tình huống nêu lên rằng cần tạo tính chủ đợng và sự khác biệt trong cạnh tranh. Bằng các hoạt động xác định mục tiêu phù hợp với khả năng hiện có và triển vọng phát triển, kể cả tham vọng phát triển kinh doanh tồn cầu; huy đợng và phân bổ nguồn lực hợp lý; tiên lượng được nhu cầu thị trường, nhận thức đầy đủ cơ hội và thách thức, biết làm cho doanh nghiệp mình trở nên khác biệt với những ưu thế cạnh tranh đặc biệt để có thể giành chiến thắng trong quan hệ cạnh tranh một cách chủ động. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể hồn tồn chủ đợng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để đảm bảo cho nó ln ln phù hợp với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Theo nghiên cứu này thì lợi ích cơ bản nhất mà công tác quản trị chiến lược đem đến là sự chủ động, mang lại chiến thắng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Với nghiên cứu Triển khai chiến lược kinh doanh của Aaker (2007) tác giả nhận định muốn quản trị thành cơng mợt doanh nghiệp nhất thiết phải có chiến lược kinh doanh. Vấn đề then chốt là đặt ra một hệ thống quản trị sao cho nhà quản trị: Có được mợt tầm nhìn rõ nét về cơng việc của mình; Có thể bao qt và hiểu được mơi trường năng động của kinh doanh; Từ đó chọn ra những giải pháp chiến lược phù hợp một cách sáng tạo và khơn ngoan; Để có mợt sách lược cạnh tranh dựa trên lợi thế của mình. Nghiên cứu được chia thành bốn chủ đề. Chủ đề 1 là phương pháp phân tích mơi trường kinh doanh. Chủ đề 2 là chọn lợi thế cạnh tranh lâu dài, gọi tắt là SCA. Phải chọn SCA trên cơ sở tổ chức và năng lực của doanh nghiệp. Chủ đề 3

là quyết định đầu tư. Cần phải biết chọn lựa khi nào thì đầu tư hoặc giải tư, và đầu tư/giải tư ở mức độ nào. Chủ đề 4 là thực thi chiến lược. Muốn chiến lược thành công nhà quản trị phải hiểu rõ cơ cấu, hệ thống, con người, nền văn hóa của tổ chức. Phải biết thích ứng với mơi trường kinh doanh, biết liên kết để giành ưu thế, biết tiến thoái khi thị trường không chấp nhận hoặc khi bị áp lực cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu vừa là hoạch định vừa là thực hiện các chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác giả Ji Yiping (2011) với luận văn “Phân tích chiến lược của cơng ty BĐS, chủ đầu tư trong thành phố cỡ vừa ở Trung Quốc” đã phân tích xu hướng BĐS của Trung Quốc, giúp nhà đầu tư hiểu được tình hình hiện tại của Trung Quốc. Bởi vì sự bảo hòa trong việc ngày càng có nhiều chủ đầu tư đổ dồn nhiều tiền hơn vào BĐS ở các thành phố lớn ở Trung Quốc, đã đẩy mức giá giá sản phẩm lên cao chót vót, trong khi nhu cầu lại ở các thành phố vừa và nhỏ. Tác giả sẽ mô tả và phân tích chiến lược đầu tư và phát triển của công ty Fuxing Huiyu Real Estate Corporation như mợt case study. Đó là mợt ví dụ chứng minh là một công ty BĐS được biết đến rợng rãi với sự tăng trưởng nhanh chóng ở mợt thành phố có quy mơ trung bình là Vũ Hán, ở trung tâm của Trung Quốc. Các chủ đầu tư hay các cơng ty BĐS khác có thể có được mợt số ý tưởng bằng cách phân tích sự phát triển và quy trình ra quyết định của cơng ty này.

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro trong ngành công nghiệp BĐS” của tác giả Thomas Wolfgang Wiegelmann (2012) đã cho thấy cách tiếp cận của các chủ đầu tư đối với việc quản lý rủi ro có xu hướng cá nhân hóa bởi sự thiếu cơng thức hóa, phối hợp và phần lớn dựa vào sự phán xét và kinh nghiệm cá nhân; Quản lý rủi ro không được coi là mợt q trình liên tục và bùng nổ, nó thường bị phá vỡ chỉ bởi một vài chủ đầu tư có quy trình sẵn có liên quan đến quản lý rủi ro bằng chiến lược công ty; Hầu hết các chủ đầu tư không tuân thủ thực hiện quản trị rủi ro mợt cách chặt chẽ bởi vì họ thường nới lỏng mức độ chấp nhận rủi ro của cơng ty; Nhiều tổ chức có mợt số biện pháp quản trị rủi ro nhưng ít người dám tuyên bố chiến lược quản lý rủi

ro diện rộng cấp doanh nghiệp; và Yêu cầu đào tạo và nghiên cứu thực hiện quản trị rủi ro một cách chặt chẽ có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.

Các cơng trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến khái niệm về chiến lược, về quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức, nội dung cơ bản của một chiến lược, các công cụ giúp phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường, q trình xây dựng các phương án chiến lược, chọn lựa chiến lược phù hợp và cách thức triển khai có hiệu quả, chính xác chiến lược. Các nghiên cứu đã cung cấp hệ thống lý thuyết cũng như các tình hưống trong xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp, là những cơ sở vững chắc về lý thuyết cũng như thực tế cho luận văn này tham khảo trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA ỐC HƯNG THỊNH CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2024 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)