Những vấn đề lý luận về “Thái độ của phụ huynh học sinh trung

Một phần của tài liệu thái độ của phụ huynh học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền đối với giáo dục giới tính (Trang 44 - 101)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.6. Những vấn đề lý luận về “Thái độ của phụ huynh học sinh trung

trường THPT Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính”

1.2.6.1. Khái niệm về phụ huynh học sinh

Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê thì phụ huynh là người có trách nhiệm trong gia đình đối với việc giáo dục con em như ông bà,

cha mẹ, anh chị. Trong đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát đối tượng là cha và mẹ là đối tượng chính của đề tài.

1.2.6.2. Khái niệm thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính.

Trên cơ sở phân tích lý luận về thái độ và những tri thức liên quan đến giáo dục giới tính chúng tôi xin rút ra khái niệm thái độ của phụ huynh học sinh THPT như sau:

Thái độ của phụ huynh đối với giáo dục giới tính cho học sinh THPT là những đánh giá, những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực của phụ huynh đối với khái niệm, nội dung cũng như vai trò của GDGT.

Biểu hiện thái độ đối với giáo dục giới tính cho học sinh THPT là: Nhận thức của phụ huynh về các vấn đề: Khái niệm, nội dung và vai trò của phụ huynh đối với giáo dục giới tính.

Tình cảm xúc cảm: Biểu hiện ở xúc cảm tích cực như bình tĩnh trao đổi với con em, thoải mái, tự nhiên hoặc những xúc cảm tiêu cực như sự tức giận, lạnh lùng, ngại ngùng đối với giáo dục giới tính.

Hành vi ứng xử của phụ huynh đối với con cái trong giáo dục giới tính như chủ động trò chuyện với con về giới tính, chấp nhận tôn trọng ý kiến cũng như không cấm đoán răn, đe khi giáo dục giới tính cho các em.

1.2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của phụ huynh học sinhTHPT trường Nguyễn Thượng Hiền về giáo dục giới tính. THPT trường Nguyễn Thượng Hiền về giáo dục giới tính.

Thái độ là yếu tố tâm lý xã hội phổ biến, khi chúng ta có thái độ như thế nào đối với bất kỳ sự vật hiện tượng nào thì nó cũng chịu nhiều chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau, đó là:

Yếu tố gia đình: Gia đình là chiếc nôi đầu tiên hình thành nên nhân cách con người, gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhận thức hành vi của mọi người nhất là trong những năm tháng ấu thơ. Những khuôn mẫu giới, cách sống sinh hoạt của mọi người trong gia đình cũng như cách ứng xử giữa các

thành viên trong gia đình với nhau có ảnh hưởng rõ rệt trong nhận thức, hành vi của họ đối với giáo dục giới tính. Những bậc phụ huynh luôn tránh né, ngăn cấm con cái tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới tính thường làm các con lo sợ và tương lai khi lập gia đình những em đó cũng sẽ có cái nhìn cách hành xử giống như cha mẹ của chúng khi đề cập đến vấn đề giới tính, tình dục, tình yêu với con của mình.

Học tập: Học tập đóng một vai trò quan trọng, con người học tập những tri thức khoa học đúng đắn, học tập các hành vi ứng xử của người khác nhằm nâng cao khả năng nhận thức của mình, biến nó thành cái của mình. Và thực tế là khi các bậc phụ huynh có kiến thức về giáo dục giới tính sẽ dễ dàng có nhiều kinh nghiệm và cách thức giáo dục giới tính cho con cái hiệu quả hơn.

Yếu tố truyền thông: Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của yếu tố truyền thông hiện nay. Nhờ có các phương tiện như đài, internet, sách báo đã làm cho việc thu thập thông tin của chúng ta dễ dàng hơn tốn ít thời gian mà hiệu quả lại cao, nhất là việc tìm hiểu về những kiến thức được xem là nhạy cảm. Những bậc phụ huynh có thể tham khảo kiến thức cũng như những kĩ năng thông qua những phương tiện này để dễ dàng hơn trong việc giáo dục con cái. Ngoài ra những phương tiện này còn là “chuyên gia” tuyên truyền trong việc thay đổi thái độ, giúp mọi người có cái nhìn mới về giáo dục giới tính là một vấn đề vô cùng quan trọng và rất đỗi bình thường.

Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của cơ chế xã hội như:

Cơ chế nhập tâm: Những hành vi giao tiếp với những người xung quanh dần dần được ta tiếp thu và lưu giữ lại trong đầu khi đã nhập tâm ảnh hưởng đến hành động và suy nghĩ của chúng ta.

Cơ chế bắt chước: Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo lặp lại các hành động, hành vi tâm trạng cách thức suy nghĩ ứng xử của một người hay nhóm người nào đó.

Cơ chế lây lan: Đây là hiện tượng chỉ xuất hiện khi con người ở một nhóm xã hội nhất định, nó gắn liền với hiện tượng lan truyền các tình cảm, xúc cảm, khi con người hấp thụ trạng thái cảm xúc và xúc động của người khác. Tương tự như trong một nhóm xã hội, nhiều người có thái độ đồng tình với việc bàn luận với con cái về giới tính một cách thoải mái, nhẹ nhàng thì có thể lây sang xúc cảm với người khác và họ cũng có thái độ như vậy.

Nêu ra các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp chúng ta có thể dựa vào đó đưa ra những biện pháp thay đổi thái độ của phụ huynh về giáo dục giới tính trong gia đình.

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề thái độ của phụ huynh học sinh trường Trung học phổ thông trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thái độ là trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng phản ứng với một đối tượng nào đó có liên quan đến chủ thể và nó được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người. Thái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh hưởng hoặc tác động tới hành vi hoặc tình huống mà khách thể nó tham gia. Sự đánh giá thái độ là sự đánh giá theo hướng cụ thể là thái độ tiêu cực hoặc tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng.

“Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (Thanh thiếu niên) nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.”.

Giáo dục giới tính có nội dung rất đa dạng và phong phú nhưng chúng ta có những nội dung cơ bản sau: Giáo dục về sự thay đổi của cơ thể khi dậy thì, về các mặt giới và mối quan hệ của hai giới, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, trong những nội dung này đã bao gồm những vấn đề như kỹ năng, ý thức cho các em học sinh.

Có nhiều yếu tố tác động đến thái độ của phụ huynh học sinh như yếu tố gia đình, yếu tố học tập, kinh nghiệm, các cơ chế xã hội….

Nghiên cứu thái độ của phụ huynh học sinh đối với giáo dục giới tính còn là một vấn đề cần thiết không chỉ cho bản thân phụ huynh, học sinh mà còn liên quan đến nhà trường và xã hội.

Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về khách thể khảo sát.

Trường Nguyễn Thượng Hiền nằm trong khu vực của phường Hòa Minh – quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng là một trong những trường THPT có thành tích trong học tập cao. Trường có tổng số hơn 1000 học sinh theo học

mỗi năm. Thành phần phụ huynh rất đa dạng và nhiều ngành nghề khác nhau như: Giáo viên, công chức nhà nước, công nhân, nông dân...

2.2. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu.

Nhằm khảo sát thực trạng thái độ của phụ huynh học sinh trường Nguyễn Thượng Hiền chúng tôi đã tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn.

+ Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng nhận thức, thái độ của phụ huynh đối với giáo dục giới tính.

+ Đối tượng điều tra: Trên 100 phụ huynh học sinh. + Cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra (bảng hỏi): Dựa trên lý thuyết về xây dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng bảng hỏi theo nguyên tắc sau:

Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, đơn trị.

Thể loại: Gồm hai loại câu hỏi đóng và mở.

Nội dung câu hỏi bao quát được nội dung theo cấu trúc nghiên cứu, chúng tôi thiết kế câu hỏi nhằm điều tra được ba vấn đề:

Nhận thức của phụ huynh về giáo dục giới tính: Mẫu phiếu này được xây dựng dựa trên các nội dung của giáo dục giới tính: Khái niệm, nội dung, và vai trò của giáo dục giới tính.

Xúc cảm của phụ huynh học sinh khi đứng trước những vấn đề về giới tính của lứa tuổi THPT.

Để tìm hiểu sâu hơn về thái độ của phụ huynh, chúng tôi còn sử dụng tình huống giả định để đối tượng xử lý qua đó đánh giá mức độ vận dụng hiểu biết của phụ huynh trong hoàn cảnh cụ thể.

Những nội dung trên được chúng tôi sắp xếp xen kẽ nhau, thể hiện bằng 17 câu hỏi, trong đó.

Mặt nhận thức gồm 9 câu: câu 1, câu 2, câu 4, câu 7,câu 11, câu 13, câu 14, câu 16, câu 17.

Mặt xúc cảm gồm 3 câu: câu 3, câu 8, câu 9.

Mặt hành vi gồm 5 câu: câu 5, câu 6, câu 10, câu 12, câu 15. Bước 2: Tiến hành điều tra thử.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thử trên 20 phụ huynh học sinh THPT. Mục đích: Tìm hiểu sơ bộ nhận thức, thái độ của phụ huynh đối với giáo dục giới tính cho học sinh THPT. Đồng thời biết được những điểm được và chưa được để tiến hành chỉnh sửa phiếu phù hợp với mục đích, đối tượng điều tra, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho đề tài.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Phát phiếu điều tra trong vòng tháng 3 năm 2010.

Phát phiếu điều tra tại nhà phụ huynh trong vòng tháng 3 năm 2010. Thu thập phiếu điều tra: Dự kiến trước những phiếu mà phụ huynh không đạt yêu cầu. Chúng tôi phát dư số phiếu với:

Tổng số phiếu phát ra: 167 phiếu.

Tổng số phiếu thu về: phiếu thu về trong đó có 101 phiếu hợp lệ. Trong phiếu có 52 phiếu của nữ giới, 49 phiếu của nam.

Tiến hành xử lý phiếu và phân tích kết quả trong quá trình nghiên cứu. • Xác định thang đánh giá:

Chúng tôi xử lý kết quả theo hướng thống kê số lượng kết quả thu được, sau đó tính phần trăm tỉ lệ người lựa chọn phương án về mặt nhận thức, xúc cảm, hành vi của phụ huynh về giáo dục giới tính.

Tính phần trăm tỉ lệ riêng của nữ, tỉ lệ của nam, từ đó so sánh sự khác nhau của giới trong vấn đề này.

Dựa vào bản chất nhận thức, xúc cảm, hành vi trong cấu trúc thái độ chúng tôi xác định thang đánh giá như sau:

+ Đối với câu hỏi tìm hiểu nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục giới tính, sau khi xử lý số liệu, chúng tôi quy ước đánh giá theo ba mức độ nhận thức (A,B,C):

Loại A: Nhận thức đầy đủ.

Loại B: Nhận thức trung bình – đúng nhưng chưa đầy đủ, thiếu sót. Loại C: Nhận thức sai.

Để đánh giá khách quan, rõ ràng, trong mỗi câu hỏi chúng tôi đánh giá như sau:

Câu hỏi 1: Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục giới tính.

Loại A: Trả lời phương án C “Không chỉ giáo dục về những hiện tượng như dậy thì, về tình dục và sức khỏe……chuẩn mực xã hội trong vấn đề giới tính.

Loại B: Lựa chọn 2 - 3 phương án. Loại C: Lựa chọn một phương án.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về lĩnh vực tình dục trong giáo dục giới tính.

Loại A: Lựa chọn phương án B “ Lĩnh vực này cần thiết….” Loại C: Lựa chọn 2 phương án còn lại a và c.

Câu hỏi 4: Câu hỏi này tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính ở trong gia đình. Tính phần trăm và xếp mức độ quan trọng nhất.

Loại A: Lựa chọn phương án gia đình.

Loại C: Lựa chọn phương án các tổ chức xã hội khác liên quan đến giáo dục.

Câu hỏi 7: Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về vai trò của giáo dục giới tính đối với các em học sinh THPT.

Loại A: Lựa chọn phương án a và c. Loại C: Lựa chọn phương án b và d.

Câu hỏi 11 : Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về việc đưa chương trình giáo dục giới tính vào trong nhà trường.

Loại A: Lựa chọn phương án a và d. Loại C: Lựa chọn phương án b và c.

Câu hỏi 13: Tính % xem phương án nào có tỉ lệ lựa chọn nhiều nhất. Câu hỏi 14: Tìm hiểu về nhận thức của phụ huynh với vấn đề tình yêu tuổi học trò.

Câu hỏi 16: Nhận thức của phụ huynh về hậu quả khi các em học sinh thiếu kiến thức trong lĩnh vực giới tính.

Loại A: Trả lời đúng và đầy đủ 3 đáp án Loại B: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ. Loại C: Trả lời sai

Đối với các em : Ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và tâm lý. Đối với gia đình: Tổn thương về vật chất và tinh thần

Đối với xã hội: Có những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội về mặt văn hóa, pháp luật như sự lệch lạc giới tính, xâm hại tình dục, lan truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục..

Câu hỏi 17. Nhận thức về nội dung của giáo dục giới tính. Loại A: Liệt kê được 4 đáp án trở lên.

Loại B: Liệt kê được 3 đáp án. Loại C: Liệt kê được 1- 2 đáp án.

+ Đối với câu hỏi tìm hiểu xúc cảm, tình cảm của phụ huynh học sinh, chúng tôi quy ước tổng hợp đánh giá chung như sau:

Xúc cảm tích cực – Loại A: Bao gồm xúc cảm như an tâm, bình tĩnh thoải mái đề cập đến vấn đề giới tính của phụ huynh đối với các em học sinh THPT.

Xúc cảm tiêu cực – Loại B: Gồm xúc cảm như lo lắng, ngại ngùng, lạnh lùng hoặc tức giận của phụ huynh. Như sau:

Câu hỏi 3: Xúc cảm của phụ huynh khi biết con mình hiểu biết các vấn đề về giới tính.

Loại A: Lựa chọn phương án: an tâm hơn khi các em hiểu biết các vấn đề về giới tính, tình dục, tình yêu, lo lắng về tương lai của các em.

Loại B: Chọn các phương án, tức giận hay không quan tâm đến vấn đề này.

Câu hỏi 8: Xúc cảm của phụ huynh khi đối mặt với câu hỏi mang tính chất giới tính.

Loại A: Chọn phương án thoải mái đề cập vấn đề này với con một cách khéo léo.

Loại B: Chọn phương án ngượng ngùng, xấu hổ, lo lắng hoặc nổi giận khi con tìm hiểu chuyện người lớn.

Câu hỏi 9: Xúc cảm của phụ huynh khi ở vào vị trí của người cha người mẹ khi có con lỡ mang thai hay gây hậu quả cho người khác có thai.

Loại A: Chọn phương án bình tĩnh trò chuyện với con hoặc lo lắng cho tương lai của con.

Loại B: Chọn phương án thấy tức giận, lạnh lùng hoặc đau khổ khi con mình rơi vào trường hợp như vậy.

+ Câu hỏi tìm hiểu mặt hành vi của thái độ:

Hành vi tích cực - Loại A: Tích cực khi phụ huynh cùng trò chuyện, trao đổi rõ ràng với các em về giáo dục giới tính.

Hành vi tiêu cực - Loại B: Các hành vi như nghiêm cấm, che dấu hay

Một phần của tài liệu thái độ của phụ huynh học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền đối với giáo dục giới tính (Trang 44 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w