Lý luận về giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu thái độ của phụ huynh học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền đối với giáo dục giới tính (Trang 28 - 30)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Lý luận về giáo dục giới tính

1.2.3.1. Khái niệm về giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là một lĩnh vực phức tạp, có nhiều quan niệm và nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Có một số ý kiến nhầm lẫn cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục tình dục, tình yêu, nhưng thực chất những loại hình này chỉ là một bộ phần của GDGT. Sự thu hẹp phạm vi như vậy sẽ dẫn đến tác dụng phản biện hoặc hạn chế hiệu quả của GDGT.

Có một số người cho rằng không nên GDGT, vì như thế là làm hoen ố tâm hồn thanh cao của các em, là vẽ đường cho hươu chạy, thiếu tế nhị và không phù hợp với môi trường sư phạm.

I.U.I. Kusniruk và A.P. Serbakov đã nhận xét về quan niệm đó: “ Trước đây trong một thời gian dài, có một số ý kiến cực kỳ sai lầm, cho rằng con người có khả năng tự định hướng một cách tự nhiên và hầu như tự động trước vấn đề thuộc quan hệ thầm kín giữa nam và nữ; rằng việc thảo luận rộng rãi và toàn diện đề tài này, việc tuyên truyền những kiến thức dù trên cơ sở khoa học chăng nữa, cũng đều là thiếu đạo đức, dung tục va có khả năng đưa

đến những quan tâm không lành mạnh về vấn đề quan hệ nam nữ và đưa đến tình trạng suy đồi đạo đức.”.

Trong khi đó “chính việc thiếu kiến thức về vấn đề giới tính, cũng giống như tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lý và đạo đức con người.”[24]

Gần đây việc nghiên cứu về giáo dục giới tính đã được xã hội quan tâm nhiều và được tiến hành một cách hệ thống khoa học. Dần dần vấn đề này ngày càng đánh giá đúng đắn và đầy đủ hơn.

Theo A.G. Khrivcova, D.V. Kolexv, “ Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nết, những phẩm chất những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác.”[24]

Theo giáo sư Trần Trọng Thủy, giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến đạo đức tâm lý con người, “ là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em.”.[24].

Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính (GDGT) hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính của mình với người khác, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình yêu, tâm sinh lý hôn nhân,…

Còn theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh nội dung GDGT bao gồm 4 vấn đề chủ yếu sau: Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý tính dục. Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẫm mỹ Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ. Những vấn đề về hôn

nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn nhân, điều kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia đình.

Tuy là mỗi người có một quan điểm khác nhau về GDGT nhưng chung quy lại có các khía cạnh chính mà chúng ta cần quan tâm khi đề cập đến việc GDGT đó là: “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (Thanh thiếu niên) nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.”.[24]

Một phần của tài liệu thái độ của phụ huynh học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền đối với giáo dục giới tính (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w