Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

Một phần của tài liệu thái độ của phụ huynh học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền đối với giáo dục giới tính (Trang 26 - 28)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.2.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

• Sự phát triển thể chất:

Từ 14, 15 - 17, 18 tuổi là giai đoạn phát triển thể chất của con người vào giai đoạn hoàn chỉnh được thể hiện ở chỗ sự gia tăng chiều cao giảm dần, con gái khoảng 16, 17 tuổi, con trai khoảng 17,18 tuổi(+ 13 tháng). Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp khỏe của người thanh niên.

Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, mạnh, cân nặng của thanh niên đạt gấp đôi tuổi 11, 12 tuổi. Các tố chất về thể chất sự dẻo dai được tăng cường. Đây cũng chính là thời kỳ trưởng thành về giới tính, là giai đoạn của nam thanh nữ tú. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn xét về tất cả các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác về thể chất.

• Sự phát triển về đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh đầu tuổi thanh niên:

Đời sống tình cảm, xúc cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng. Điều đó được quy định bởi các mối quan hệ giao tiếp của thanh niên về phạm vi đặc biệt phát triển về mặt chất lượng. Trong đó nổi bật nhất là mức độ càng ngày càng bình đẳng, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng

tuổi. Đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của thanh niên. Những đặc điểm nổi bật về tình cảm của lứa tuổi này biểu hiện tập trung ở các điểm sau.

Tình bạn tuổi THPT có cơ sở, bền vững hơn tuổi thiếu niên. Ở đây nổi bật là tình bạn trong bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Nhu cầu chọn được bạn thân là nhu cầu tất yếu của thanh niên. Việc chọn bạn không còn cảm tính mà được xem xét ở mức độ hứng thú, cảm thông...Tình bạn có thể kéo dài trong cuộc sống của thanh thiếu niên.

Đối với người lớn và các bậc cha mẹ nói chung trong tình cảm của học sinh ở độ tuổi này ,thường biểu hiện tính tự lập, nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. Họ cho rằng người lớn không hiểu họ nên có xu hướng xa lánh, lạnh nhạt để tìm sự đồng cảm của bạn bè. Việc duy trì được bầu không khí tình cảm, ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc rất lớn đối với những con người trẻ tuổi, vào thái độ ân cần và ứng xử tế nhị của người lớn.

Học sinh đầu tuổi thanh niên cũng bắt đầu bộc lộ những tình cảm đạo đức như khâm phục kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm.

Một loại tình cảm rất đặc trưng ở lứa tuổi này là tình yêu trai gái. Dễ quan sát thấy những biểu hiện ở sự phải lòng, thậm chí có sự xuất hiện của những mối tình đầu đầy lãng mạn. Những biểu hiện của loại tình cảm này rất phức tạp, không đồng đều. Theo những nghiên cứu về giới tính người ta thấy rằng những em gái bộc lộ sớm hơn các em trai, ít lúng túng hơn và cũng ít xung đột hơn. Sự không đều còn thể hiện ở chỗ trong khi một số em bộc lộ mạnh mẽ với người khác giới thì nhiều em khác vẫn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm. Điều này phụ thuộc vào yếu tố phát dục trưởng thành mà phụ thuộc vào kế hoạch đời người của cá nhân người trẻ tuổi, phụ thuộc vào điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

Một điều rất rõ mà khoa học là thực tiễn cuộc sống đã khẳng định là ở độ tuổi này sự chín mùi về sinh lý, tình dục đã đi trước một bước, còn sự trưởng thành về tâm lý xã hội, kinh nghiệm sống chậm hơn nhiều. Bởi vậy những điều kiện cần và đủ cho cuộc sống tình yêu trai gái ở độ tuổi này chưa được hội tụ. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao nhiều mối tình đầu ở giai đoạn này dễ bị tan vỡ, dễ trở thành bi kịch. Trong điều kiện gia đình, nhà trường và xã hội là những môi trường lành mạnh trong sáng, những biểu hiện của tình yêu, trai gái ở độ tuổi ban đầu trở thành kỷ niệm đẹp một sự tập dượt nhẹ nhàng cho một mối tình đằm thắm, sâu sắc sau này cho cuộc sống của học sinh. [3]

Một phần của tài liệu thái độ của phụ huynh học sinh trường thpt nguyễn thượng hiền đối với giáo dục giới tính (Trang 26 - 28)