7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích:
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin, bổ trợ về thực trạng thái độ của phụ huynh, đặc biệt nó cung cấp những thông tin sâu hơn, những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được.
+ Đối tượng phỏng vấn.
Phỏng vấn phụ huynh học sinh.
Phỏng vấn các em học sinh để tìm hiểu về thực trạng giáo dục giới tính của phụ huynh tại gia đình.
+ Chúng tôi xác định yêu cầu.
Khi phỏng vấn phải thật khéo léo, gây được cảm tình với người phỏng vấn, nắm bắt được những biểu hiện thái độ của khách thể nghiên cứu đối với vấn đề giáo dục giới tính, thông qua nội dung câu trả lời, qua thái độ, qua diễn biến tâm lý trong quá trình trò chuyện.
Đối với phụ huynh.
Câu 1: Theo ông(bà) khi nào thì các em học sinh cần được giáo dục giới tính?
Câu 2: Ông(bà) có khi nào chủ động hỏi chuyện với con về vấn đề giới tính hay không. Vì sao?
Câu 3: Ông(bà) đã gặp những khó khăn gì trong việc trò chuyện với con về giới tính?
Câu 4: Có khi nào ông(bà) lỡ quát mắng hay răn đe các em khi các em hỏi những chuyện liên quan đến giới tính không?
Câu 5: Ông(bà) nghĩ như thế nào nếu chương trình giáo dục giới tính cho các em học sinh sẽ giúp các em có kỹ năng đối phó với hành vi quấy rối và xâm hại tình dục.
Đối với học sinh.
Câu 1: Em có thể cho biết khi ở nhà ba mẹ em có bao giờ chủ động nói chuyện với em về giới tính không?
Câu 2: Ba mẹ em thường nói về những vấn đề gì về giới tinh?
Câu 3: Em có khi nào hỏi ba mẹ về giới tính không? Và ba mẹ có bao giờ quát mắng em khi em hỏi về vấn đề đó không?
Câu 4: Em có mong muốn như thế nào nếu như ba mẹ em chủ động tâm sự với em về giới tính.
+ Cách tiến hành: Đến gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với các em học sinh. Sau đó tiến hành phỏng vấn trong không khí thân mật.
Ngoài hai phương pháp trên trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm quan sát cử chỉ, nét mặt, hành vi của những đối tượng khảo sát để hiểu chính xác về thái độ của họ, bổ trợ cho quá trình nghiên cứu.