7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu được kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để rút ra kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, giúp đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài.
Kết luận chương 2:
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010 với mẫu khảo sát là 101 đối tượng.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan thông qua việc sử dụng phối hợp các hệ thống các phương pháp, đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp xử lý bằng thống kê.
Để đánh giá phụ huynh về mặt thái độ chúng tôi dựa trên việc đánh giá từng mặt trong cấu trúc thái độ, từ đó tổng hợp, đưa ra các kết luận chính xác và khách quan.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thái độ của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính được thể hiện ở mặt nhận thức.
3.1.1. Nhận thức của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với khái niệm giáo dục giới tính.
Để tìm hiểu nhận thức của phụ huynh học sinh đối với giáo dục giới tính gồm những nội dung gì? Chúng tôi đã đưa ra những tiêu chí để phụ
huynh đánh giá ở câu hỏi số 1. Xử lý câu hỏi 1 trong phiếu điều tra chúng tôi thu được nhận thức của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính như sau: (Xem bảng 1).
T
T Các phương án
Nam Nữ Chung
SL % SL % SL %
1 Giáo dục cách ứng xử trong các
mối quan hệ.... tình yêu tình dục. 5 10.2 9 17.3 14 13.8
2 Giáo dục về những thay đổi của
cơ thể các em như ..vệ sinh cơ thể. 3 6.1 8 15.3 11 10.9
3
Không chỉ giáo dục về hiện tượng như dậy thì, tình dục, ……trong vấn đề giới tính.
27 55.1 29 55.7 56 55.4
4 Thường cung cấp cho các em kiến
thức về tình dục và……..tình dục. 12 24.4 5 9.6 17 16.8
5
Không chỉ hình thành nên kiến thức…..những tác động xấu trong cuộc sống.
10 20.4 9 17.3 19 18.8
6 Hình thành niềm tin và thái độ
đúng đắn... tình dục, tình yêu. 2 4 1 1.9 3 2.9
Bảng 1: Nhận thức của phụ huynh học sinh THPT trường Nguyễn Thượng Hiền đối với giáo dục giới tính.
Nhận thức chung: Qua số liệu bảng 1 cho thấy đa số phụ huynh lựa chọn phương án là “ Không chỉ giáo dục về những hiện tượng dậy thì, về tình dục và sức khỏe sinh sản và các mối quan hệ trong tình bạn, tình yêu mà còn giáo dục những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội trong vấn đề giới tính, chiếm 55.4%, tức họ đã hiểu đúng về giáo dục giới tính, 18.8% phụ huynh nhận thấy giáo dục giới tính không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng giúp các em phòng tránh những tác động xấu trong cuộc sống. 16.8% phụ huynh
dục và sức khỏe sinh sản,13.8% phụ huynh cho rằng giáo dục giới tính chỉ giáo dục về cách ứng xử trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu. Chỉ có 2.9% phụ huynh nhận thấy giáo dục giới tính là hình thành thái độ và niềm tin đúng đắn về giới tính, tình yêu, tình dục.
Qua đó ta thấy có 55.4% nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm giáo dục giới tính cho học sinh THPT (Loại A), ở mức độ nhận thức tốt. Có 29 phụ huynh (28.7%) lựa chọn 2 – 3 phương án, thuộc mức độ trung bình (Loại B), còn lại mức độ C chiếm 14.8% (SLT 15).
Xem xét cách lựa chọn các phương án cụ thể của phụ huynh theo góc độ giới tính chúng tôi nhận thấy. Nhận thức về khái niệm của giáo dục giới tính đối với học sinh THPT có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới, thể hiện ở sự chênh lệch giữa tỉ lệ %.
Cụ thể có đến 15.3% nữ giới cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục về những thay đổi của cơ thể của các em khi dậy thì còn nam giới chỉ có 6.1% thừa nhận. Trong khi đó 24.4% nam giới lựa chọn giáo dục giới tính là giáo dục về những kiến thức về tình dục và sức khỏe sinh sản còn nữ giới chỉ có 9.6% lựa chọn. Điều này cho thấy nữ giới có cái nhìn khác nam giới về giáo dục những kiến thức giới tính cho học sinh. Nữ giới chú trọng về những sự thay đổi của cơ thể hơn là quan tâm đến tình dục, có thể phụ huynh ngại ngùng và lo sợ khi con cái am hiểu quá sớm về “Chuyện người lớn”, sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các em. Còn lại các phương án có sự chênh lệch không lớn.
Để tìm hiểu thêm về nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục giới tính cho các em học sinh THPT, xử lý câu hỏi 17 chúng tôi có bảng sau:
Bảng 2: Những nội dung phụ huynh thường trao đổi với con em về giới tính.
TT
Xếp loại
SL % SL % SL %
1 27 26.7 38 37.6 35 34.6
Bảng số liệu này phần nào cho chúng ta cái nhìn khách quan về thực trạng phụ huynh đã giáo dục những kiến thức về giới như thế nào cho các em học sinh THPT. Chỉ có 26.7% phụ huynh tâm sự với các em học sinh về những chủ đề giới tính, trong khi đó chiếm đến 34.6% phụ huynh chỉ nói 1 hoặc 2 điều về giới tính, thuộc mức độ kém. Giáo dục giới tính rất đa dạng mà phụ huynh chỉ nói đơn giản 1-2 nội dung thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu của các em.
Đa phần phụ huynh có con ở độ tuổi THPT thường chú tâm đầu tư cho các em vào học tập là chính, nên ít chú ý vào những vấn đề giới tính. Tuy nhiên các em không chỉ có đi học mà còn tiếp xúc những bạn bè, những thành phần khác nhau của xã hội mà những kiến thức giới tính mà phụ huynh cung cấp chưa đủ để các em khỏi tìm đến những tranh ảnh, sách báo về giới tính mà không có những nội dung xấu, không phù hợp với các em.
Để tìm hiểu thêm chúng tôi đã phỏng vấn một vài em học sinh như sau;
Em có thể cho biết ở nhà ba mẹ đã nói những vấn đề gì về giới tính không?. Theo một học sinh nữ ở lớp 11 thì “Ở nhà ba mẹ em ít nói mấy chuyện đó lắm, chỉ đôi khi có nhắc nhở em là con gái phải giữ gìn, không có yêu đương lăng nhăng”. Còn theo một em nam lớp 10 thì “Ba mẹ em chỉ yêu cầu em học giỏi là được, không chơi bời theo đám bạn xấu thôi”. Còn đối với cậu học sinh 12 thì “ Ba mẹ em đang đầu tư ôn thi cho em thôi, không nói gì cả”.
Theo như hai bảng số liệu 1 và 2 cho thấy có sự khác nhau trong cách nhận thức của phụ huynh về giáo dục giới tính. Khi nêu sẵn các phương án lựa chọn thì đa số phụ huynh có nhận thức tương đối khá về những nội dung
của giáo dục giới tính nhưng khi yêu cầu nêu ra những kiến thức mà phụ huynh đã giáo dục cho các em thì chỉ có 27.6% phụ huynh lựa chọn (bảng 2).
3.1.2. Nhận thức của phụ huynh về một số nội dung của giới tính.
Nội dung của giáo dục giới tính rất đa dạng và phong phú, nhưng có vài nội dung mà phụ huynh nhận thấy rõ nhất nhưng cũng khó đề cập nhất, bởi tính tế nhị của những vấn đề xưa nay được cho là “Nhạy cảm”.
Tình dục là một trong những vấn đề đó, một vấn đề bình thường của hiện tượng sinh lý và tâm lý của con người, tuy nhiên do thường có quan niệm khắt khe về tình dục mà phụ huynh hay trốn tránh, chối bỏ, lo sợ nếu cho các em biết sớm về lĩnh vực này thì không mang lại kết quả tốt đẹp cho học tập cũng như cho tương lai các em.
Bảng 3: Nhận thức của phụ huynh về lĩnh vực tình dục trong giáo dục giới tính. T T Các phương án Nam Nữ Chung SL % SL % SL % 1 Đây là một lĩnh vực tế nhị không
nên đưa vào giáo dục giới tính. 4 8.16 4 7.6 8 7.9
2
Lĩnh vực này cần thiết và nên có cách thức giáo dục phù hợp cho các em ở từng độ tuổi THPT.
3 Giáo dục giới tính nên ít đề cập
về tình dục đối với học sinh. 5 10.2 8 15.3 13 12.8 Qua bảng 3, khi tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về lĩnh vực tình dục trong giáo dục giới tính cho thấy. Có 79.2% phụ huynh đồng tình với giáo dục giới tính là một lĩnh vực cần thiết và nên có cách thức giáo dục phù hợp, cho thấy phụ huynh đã có cái nhìn đúng đắn về tính cần thiết khi giáo dục cho các em học sinh. Chỉ có 7.2% phụ huynh không chấp nhận đưa lĩnh vực này vào trong giáo dục giới tính và có đến 12.8% cho rằng chỉ nên cho các em biết ít về giáo dục giới tính mà thôi. Điều này cho thấy vẫn có những phụ huynh chưa hiểu rõ về giáo dục tình dục trong giáo dục giới tính, họ suy nghĩ như đây là con đường dẫn dắt các em tiến đến quan hệ tình dục sớm và ảnh hưởng không tốt đến học tập cũng như tương lai của các em.
Xét theo góc độ giới tính thì không có sự chênh lệch lớn.
Tổng hợp các ý kiến của phụ huynh về tình yêu trong giáo dục giới tính chúng tôi thu được những kết quả khái quát nhất sau đây:
Bảng 4: Nhận thức của phụ huynh về lĩnh vực tình yêu trong giáo dục giới tính.
T
T Các phương án
Chung
SL %
1 Tình yêu tuổi học trò trong sáng nhưng cần có
những định hướng rõ ràng cho tương lai. 43 42.5
2 Yêu cũng không xấu nhưng cứ học tốt là được. 35 34.6
3 Tình yêu không phù hợp với độ tuổi THPT vì các
Theo như đánh giá của phụ huynh học sinh về tình yêu của lứa tuổi học trò thì tổng hợp những ý kiến có ý chung nhất, chúng tôi nhận thấy có 42.5% phụ huynh xem tình yêu là một điều bình thường khi các em bước vào độ tuổi này, nhưng cần có sự điều chỉnh của cha mẹ. Điều này cho thấy phần đông phụ huynh không quá khắt khe đối với tình yêu lứa tuổi học trò. Nên dễ dàng hơn trong việc trò chuyện tâm sự với các em về những vấn đề về tình yêu sao cho phù hợp với các em hơn.
Nhưng mặt khác có đến 21.7% phụ huynh không chấp nhận chuyện yêu đương khi các em còn trên ghế nhà trường, sẽ dẫn đến chuyện cấm đoán, phá bỏ, hay răn đe các em không được có những suy nghĩ “Ranh” mang tính chất xấu xa. Điều này sẽ khiến các em xa rời cha mẹ, dễ tìm nơi nương tựa là người yêu, người cảm thông duy nhất của mình. Do vậy khi cha mẹ khuyên bảo sẽ không tác động được đến các em lúc này.
3.1.3. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong gia đình.
Bảng 5. Nhận thức của phụ huynh đối với giáo dục giới tính ở trong gia đình, nhà trường và xã hội.
T T Các phương án Nam Nữ Chung MĐ SL % SL % SL % 1 Nhà trường 26 53 54 53.4 54 53.4 1 2 Gia đình 24 48.9 44 43.5 44 43.5 2 3 Các tổ chức xã hội liên quan đến giáo dục. 6 12.2 17 16.8 17 16.8 3 Qua bảng 5 cho chúng ta thấy có 43.5% phụ huynh lựa chọn nơi giáo dục giới tính cho các em học sinh tốt nhất là gia đình. Đạt nhận thức tốt (Loại
nhất với con cái, nên dễ dàng tâm sự với các em những điều nhạy cảm hơn. Còn 54 phụ huynh chiếm 53.4 % lựa chọn nhà trường là nơi giáo dục tốt nhất bởi vì nhà trường có điều kiện giáo dục hơn gia đình là nó khoa học hơn, và ở gia đình thì những chuyện như giáo dục giới tính khó nói với các em hơn (theo ý kiến phụ huynh).
Và có đến 16.8% phụ huynh lựa chọn các tổ chức xã hội khác liên quan đến giáo dục là có điều kiện hơn hai phương án còn lại, chứng tỏ giáo dục giới tính chưa được các phụ huynh chú ý giáo dục trong gia đình hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình khi giáo dục giới tính cho con em.
Trong tổng số phiếu thu được có đến 61 phiếu thuộc mức độ trung bình chiếm 60.3% (Loại B), và 9 phiếu thuộc mức độ kém loại C chiếm 7.9% (Chỉ chọn 1 đáp án c).
Theo như mức độ quan trọng mà các phụ huynh đề cập thì nhà trường vẫn là ưu tiên số 1 cho giáo dục giới tính kế đến là gia đình và cuối cùng là các tổ chức xã hội khác liên quan đến giáo dục.
3.1.4. Nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của giáo dục giới tính đối với các em học sinh THPT.
Bảng 6: Nhận thức của phụ huynh về vai trò của giáo dục giới tính đối với các em học sinh THPT.
T T Các phương án Nam Nữ Chung SL % SL % SL % 1 Các em sẽ hiểu rõ về bản thân, có những suy nghĩ và hành vi tích cực trong... tình yêu, tình dục. 30 61.2 24 46 54 53.4 2 Giáo dục giới tính dễ làm các em có những suy nghĩ yêu đương và... các bạn cùng lứa.
3
Giúp các em phòng tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra trong cuộc sống như có thai ngoài ý muốn, ....
15 30.6 25 48 40 39.6
4
Giáo dục giới tính chưa thể mang lại điều gì với độ tuổi... thời kỳ cần tập trung cho việc học nhất.
9 18.3 6 11.5 15 14.8 Qua bảng 6 cho thấy có 53.4% phụ huynh cho biết giáo dục giới tính sẽ giúp các em hiểu rõ về bản thân, có những suy nghĩ và hành vi tích cực trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, tình dục. Và 39.6% phụ huynh thừa nhận giới tính có thể giúp các em phòng tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra trong cuộc sống như có thai ngoài ý muốn....
Như vậy có 93% phụ huynh có ý kiến đồng tình với giáo dục giới tính về vai trò của giáo dục giới tính. Chỉ có 1.9% phụ huynh cho rằng giáo dục giới tính dễ làm các em có những suy nghĩ yêu đương, và quan hệ tình dục sớm hơn các bạn cùng lứa và 14.8% phụ huynh lại không đồng tình với giáo dục giới tính vì đây là thời kỳ tập trung cho việc học nhất. Vậy là còn một số phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của giáo dục giới tính.
Nhìn theo góc độ giới thì có sự chênh lệch giữa nam giới và nữ giới, có 3.8% nữ cho rằng giáo dục giới tính không mang lại điều tốt cho các em, làm các em có suy nghĩ yêu đương sớm, trong khi nam giới thì không ủng hộ ý kiến này như nữ giới.
Nhận thức của nam giới về vấn đề này sâu hơn nữ giới thể hiện qua con số có hơn 90% nam giới cho thấy vai trò của giáo dục giới tính trong khi nữ giới chỉ có hơn 80% thừa nhận. Mức độ chênh lệch không cao nhưng cũng cho chúng ta thấy một tỉ lệ khác biệt giữa nam và nữ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của giáo dục giới tính chúng tôi có đưa ra câu hỏi mở về hậu quả của việc học sinh thiếu kiến thức về giáo dục giới tính thu được những kết quả sau:
* Hậu quả của việc học sinh thiếu kiến thức về giáo dục giới tính.
Vai trò của giáo dục giới tính thì đa phần phụ huynh có những nhận thức tốt tuy nhiên ít khi phụ huynh lại nghĩ đến hậu quả sâu xa của việc thiếu kiến thức của các em học sinh sẽ dẫn đến điều gì và ảnh hưởng như thế nào