2)
1.4 Quy trình kiểm tốn chu trình bán hàng trong Kiểm toán BCTC theo Chương
1.4.1.10 Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ /Ban Kiểm soát về gian lận
Chuẩn mực áp dụng
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 240 “Trách nhiệm của KTV liên
quan đến gian lận trong quá trình kiểm tốn BCTC” (đoạn A18)
Giấy tờ làm việc và người thực hiện
Mẫu A630, do trưởng nhóm kiểm tốn hoặc chủ nhiệm kiểm toán thực hiện.
Thời điểm và cách thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau cuộc họp với Bộ phận
Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát của đơn vị.
KTV cần ghi lại cụ thể họ tên, chức vụ người đã trao đổi, thời gian, địa điểm, nội dung trao đổi phỏng vấn. Nội dung trao đổi liên quan tới các vấn đề sau:
▪Đánh giá của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm sốt, các khoản mục dễ sai sót trên BCTC của đơn vị;
▪Các thủ tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã thực hiện trong năm nhằm phát hiện gian lận
▪Các phát hiện của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm sốt trong năm (nếu có).
▪.Các vấn đề khác...
Kết thúc cuộc phỏng vấn, KTV phải đưa ra kết luận, nhận định về khả năng xảy ra rủi ro và thủ tục kiểm toán cần lưu ý.
1.4.1.11 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch- thực hiện)
Chuẩn mực áp dụng
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”.
Giấy tờ làm việc và người thực hiện
Mẫu A710, trưởng nhóm kiểm tốn thực hiện, chủ nhiệm kiểm toán phê duyệt.
Thời điểm và cách thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn tổng hợp - lập báo cáo.
KTV phải thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu. Bước 2: Lấy Giá trị tiêu chí được lựa chọn ghi vào ơ tương ứng.
Bước 3: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể.
Bước 4: Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ % Bước 5: Xác định mức trọng yếu thực hiện.
Bước 6: Xác định Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua. Bước 7: Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán. Bước 8: Đánh giá lại mức trọng yếu.
1.4.1.12Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch / thực hiện)
Chuẩn mực áp dụng
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”.
Giấy tờ làm việc và người thực hiện
Mẫu A810, trưởng nhóm kiểm tốn thực hiện, chủ nhiệm kiểm tốn phê duyệt.
Thời điểm và cách thực hiện
Trưởng nhóm kiểm tốn phải xác định rõ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cách lựa chọn các phần tử thử nghiệm. Có 3 phương pháp lựa chọn:
▪ Lựa chọn các phần tử đặc biệt.
▪ Lẫy mẫu kiểm toán.
KTV ghi chép lại những xét đốn trong q trình lấy mẫu kiểm tốn theo phương
pháp phi thống kê, gồm các bước:
(1) Xác định mục tiêu thử nghiệm (mục tiêu kiểm toán). (2) Xác định tổng thể một cách chính xác.
(3) Xác định kích cỡ mẫu.
(4) Xác định phương pháp chọn mẫu. (5)Thực hiện lấy mẫu.
(6) Phân tích và đánh giá mẫu: tỷ lệ và dạng sai phạm tổng sai sót mẫu dự kiến. (7) Ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu.