Trả lời Yếu kém Câu hỏi Có Khơng Quan trọng Thứ yếu Ghi chú
▪Việc ghi sổ doanh thu có được chứng minh bằng các chứng từ vận chuyển đã được phê chuẩn và các đơn đặt hàng của khách hàng đã được chấp thuận hay không?
▪Phương thức thanh toán của khách hàng có được chấp thuận bởi nhân viên có trách nhiệm hay không?
▪Lệnh vận chuyển bằng văn bản đánh số trước có được quy định cho mọi hàng hóa xuất bán khơng?
▪Có sử dụng bảng giá đã được phê chuẩn không?
▪Hàng gửi đi bán có được theo dõi ghi sổ hay khơng?
▪Chứng từ vận chuyển có được kiểm sốt để có thể đảm bảo tất cả hàng bán đều được tính tiền khơng?
▪Chứng từ vận chuyển và hóa đơn bán hàng có được đánh số trước và theo dõi ghi sổ khơng?
▪Có sự so sánh độc lập giữa doanh thu ghi sổ và cơ cấu tài sản khơng?
▪Có sự so sánh độc lập giữa số hàng ghi trên chứng từ vận chuyển và hóa đơn bán hàng khơng?
▪Có sự so sánh độc lập giữa ngày ghi trên chứng từ vận chuyển và ngày được vào sổ khơng?
▪Có sự thẩm tra nội bộ, nhận định giá và chịu trách nhiệm với hóa đơn bán hàng khơng?
▪Các sổ nhật ký có được tổng cộng riêng biệt và đối chiếu với sổ cái khơng?
▪Hàng tháng có sự điều hòa giữa sổ phụ các khoản phải thu với sổ cái tổng hợp không?
▪Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại có được phê chuẩn đúng đắn khơng
v.v...
1.4.2.2 Thủ tục kiểm sốt
❖Hệ thống giấy tờ làm việc
a) Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet
Giấy tờ làm việc và người thực hiện
Các mẫu Dx10, Ex10, Fx10, Gx10. Liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền là các mẫu:
▪ D110 – Bảng số liệu tổng hợp tiền và các khoản tương đương tiền.
▪ D310 – Bảng số liệu tổng hợp phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn.
▪ G110 – Bảng số liệu tổng hợp doanh thu.
Tùy theo sự phân công của nhóm kiểm tốn, việc thực hiện có thể do trưởng
nhóm kiểm tốn tiến hành.
Thời điểm và cách thức thực hiện
Thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, lập dự thảo BCTC sau điều chỉnh hoặc dự thảo báo cáo kiểm toán.
Tùy theo số lượng tài khoản thực tế mà khách hàng sử dụng và mức trọng yếu số dư các tài khoản, KTV có thể loại bỏ hoặc bổ sung các tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 trong Bảng tổng hợp (nếu cần). Số dư sau điều chỉnh trên Bảng tổng hợp phải là số dư sau khi cộng hợp tất cả các điều chỉnh kiểm toán gắn với tài khoản liên quan từ tất cả các phần hành kiểm toán. Đối với chu trình bán hàng –
thu tiền, KTV phải cộng hợp các số dư từ các khoản mục tiền, nợ phải thu khách
hàng, doanh thu bán hàng và dịch vụ.
Số dư sau điều chỉnh phải được đối chiếu lại với số dư trên Mẫu B430-
“BCTC trước và sau điều chỉnh” để đảm bảo khơng có sự khác biệt với số liệu
trình bày trên BCTC đính kèm BCKT chính thức.
b)Giấy tờ làm việc phục vụ thuyết minh BCTC
Giấy tờ làm việc và người thực hiện
Các mẫu Dx20, Ex20, Fx20, Gx20.
Tùy theo sự phân cơng của nhóm kiểm tốn, việc thực hiện có thể do trưởng
nhóm hay trợ lý kiểm toán; việc soát xét là do chủ nhiệm kiểm toán hay trưởng
nhóm kiểm tốn tiến hành.
Thời điểm và cách thức thực hiện
Thực hiện trong quá trình tổng hợp kết quả kiểm toán, lập dự thảo BCTC sau điều chỉnh hoặc dự thảo báo cáo kiểm toán.
Các biểu mẫu trong hồ sơ kiểm do cơng ty kiểm tốn tự thiết kế trên cơ sở yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đối với từng tài khoản liên quan,
tùy theo yêu cầu lập Thuyết minh BCTC đối với các chỉ tiêu chủ yếu của từng
khách hàng cụ thể. Các số liệu phục vụ Thuyết minh BCTC cần được đánh tham chiếu đến các giấy tờ làm việc chi tiết liên quan
Chương trình kiểm tốn phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm tốn
trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết
để thực hiện được kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Giấy tờ làm việc và người thực hiện
Các mẫu Dx30, Ex30, Fx30, Gx30. Liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền gồm:
▪ D130-Tiền và các khoản tương đương tiền.
▪ D132-Phiếu kiểm kê tiền mặt.
▪ D133-Mẫu thư xác nhận tiền gửi ngân hàng.
▪ D330-Các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn.
▪ D331, 332-Mẫu thư xác nhận.
▪ G130-Doanh thu.
Trưởng nhóm kiểm tốn hoặc Chủ nhiệm kiểm tốn lập chương trình kiểm
tốn cho từng khoản mục/ phần hành và được soát xét bởi Chủ nhiệm kiểm
toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán.
Người thực hiện tùy theo phân công thường là người thấp hơn 1 cấp so với người lập chương trình, phải hiểu được các thủ tục chi tiết do cấp cao hơn đưa
ra; đồng thời, có trách nhiệm trao đổi khi khơng hiểu hay có ý kiến bổ sung khác.
Thời điểm và cách thực hiện
Việc lập chương trình được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Một số thủ tục có thể được bổ sung trong q trình thực hiện kiểm tốn. Việc thực hiện chương trình được thực hiện trong q trình kiểm tốn tại đơn vị.
Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế phát sinh và khoản mục trọng yếu theo đánh
giá của KTV ở từng doanh nghiệp mà có sự điều chỉnh trong việc lập chương trình kiểm tốn cho các khoản mục/phần hành. Nội dung và nguyên nhân thay đổi phải
ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán.
Khi xây dựng chương trình kiểm tốn, KTV phải xem xét đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản. KTV cần xem xét:
▪Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
▪Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm tốn trong nhóm và sự tham
gia của KTV khác hoặc các chuyên gia khác.
Trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV cần xem xét tác động đến phạm vi, nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểm tra cơ bản ở các mức độ tương ứng là cao, trung bình, thấp trên cơ sở áp dụng toàn bộ các thủ tục kiểm tra cơ bản
theo mẫu hoặc có lược bỏ hay bổ sung các thủ tục khác. Từ đó, dựa trên tổng hợp bằng chứng thu thập được từ tất cả các thủ tục để đưa ra kết luận phù hợp.
Thông thường, trách nhiệm kết luận thuộc về KTV thực hiện. Cịn trưởng
nhóm kiểm tốn/chủ nhiệm kiểm tốn/thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm sốt xét lại cơng việc đã thực hiện và đưa ý kiến sốt xét (nếu có)
trong Mẫu B120 để nhân viên liên quan có thể xem xét, sửa đổi lại giấy tờ làm việc
cho phù hợp trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
❖Chương trình kiểm tốn chu trình bán hàng:
a)Đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
➢Thực hiện các thủ tục phân tích
Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau:
▪Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc, và xem
xét các trường hợp tăng hay giảm doanh thu bất thường.
▪So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thich nguyên nhân.
▪Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng...
➢Thực hiện các thử nghiệm chi tiết
Kiểm tra sự có thực của các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã ghi chép
▪Đối chiếu lại các khoản thu bán hàng được ghi chép trên sổ nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn…Cịn đối với doanh thu cung cấp dịch vụ,
các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của mình và hệ thống KSNB để lựa chọn thủ tục kiểm toán phù hợp.
▪Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Các khoản đã được thanh tốn chính là bằng chứng cho thấy nghiệp vụ bán hàng thực đã xảy ra.
▪KTV cần tìm hiểu ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay khơng. Ví dụ: Đối với doanh thu bán hàng, KTV cần xem xét phần lớn rủi ro gắn liền với lợi ích, với quyền sở hữu đã được chuyển giao cho bên mua hay chưa, bên bán đã chuyển giao quyền quản lý hay chưa, số tiền doanh thu đã xác định tương đối hay chưa.
Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ của các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hay cung cấp dịch vụ không được ghi trên sổ kế tốn. Do đó, KTV sẽ bắt đầu từ những chứng từ gốc cần dựa trên đặc điểm KSNB của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng, như vận đơn. Trường hợp đơn vị khơng sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm các tài liệu khác như thẻ kho, sổ theo dõi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ và dựa vào đó để xác minh.
Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định: “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ được thu.”
Thông thường, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận theo số tiền trên hóa đơn. Riêng trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu cần được xác định theo những cơ sở khác dựa trên chuẩn mực và chế độ kế tốn.
Thơng thường, nhằm đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính giá đúng, KTV cần kiểm tra những nội dung sau:
▪So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, để xác định về chủng loại
▪Đối chiếu bảng giá, các bảng xét duyệt, giá hợp đồng, để xác định đơn giá của
hàng hóa tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị khơng.
▪Kiểm tra việc tính tốn trên hóa đơn.
▪Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt Nam.
Ngoài ra, trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu được ghi nhận theo quy
định riêng của chuẩn mực và chế độ kế tốn. Vì thế, KTV phải xem xét số tiền ghi nhận doanh thu có được xác định phù hợp khơng. Ví dụ:
▪Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ bao gồm giá trị hiện tại của khoản tiền sẽ thu. Phần chênh lệch sẽ được ghi nhận
là doanh thu hoạt động tài chính.
▪Trong hoạt động trao đổi tài sản khơng tương tự, doanh thu được xác định theo
giá trị hợp lý của tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận thêm. Nếu không xác định được giá trị hợp lý của
tài sản nhận về, đơn vị có thể dùng giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi để điều chỉnh các khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận bù.
▪Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến niên độ, doanh thu được
ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hồn thành. Theo đó, doanh thu đươc ghi nhận vào kỳ kế tốn theo tỷ lện phần trăm cơng việc hoàn thành.
Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về phương pháp sử dụng, xem xét phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện hành
và tính nhất quán. Sau đó, KTV cần kiểm tra các dữ liệu sử dụng và việc tính tốn
chính xác của đơn vị.
Kiểm tra sự phân loại doanh thu.
Thử nghiệm này nhằm tránh trường hợp không phân biệt đúng, dẫn đến việc
ghi chép hay trình bày sai về doanh thu. Cụ thể, KTV sẽ xem xét phân biệt giữa:
▪Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu tài chính như
▪Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.
▪Các loại doanh thu là đối tượng các loại thuế khác nhau (Thuế GTGT, Thuế TTĐB,…) có thuế suất khác nhau hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế. Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế khơng đúng. Ví dụ:
- Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị mua về bán.
- Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị nhận về gia công.
- Giữa hàng do đơn vị mua về để bán và hàng do đơn vị làm đại lý tiêu thụ.
Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ sẽ dẫn đến những sai lệch trong doanh thu và lãi lỗ. Vì thế cần thử nghiệm để
phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau và ngược lại.
KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với hóa đơn, nhật ký bán
hàng và các sổ chi tiết.
b) Đối với tài khoản giảm trừ doanh thu (TK 521, TK 531, TK 532, TK
33311, TK 3332, TK 3333)
KTV cần phải kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các khoản giảm trừ doanh thu, phải kiểm tra cụ thể từng trường hợp phát sinh, đối chiếu với việc thanh toán để
đảm bảo sự phù hợp giữa doanh số tiêu thụ với tiền thu từ việc bán hàng.
Đối với các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, KTV cần nghiên cứu kỹ các quy định về bán hàng và giảm giá hàng bán, các thủ tục bán
hàng, giao hàng; xem xét việc thực hiện các quy định về bán hàng và quản lý hàng
bán, các thủ tục bán hàng, giao hàng. Kiểm tra nội dung các trường hợp giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại phải có đầy đủ chứng từ và tài liệu chuẩn mực đúng với thỏa thuận hai bên. Trường hợp các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán bị trả lại quá nhỏ, KTV có thể bỏ qua được trong q trình kiểm tốn tổng thể.
Với các khoản thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp), thuế XK, thuế TTĐB,
KTV tiến hành xem xét đối chiếu số thuế cuối kỳ trước với số dư đầu kỳ này được phản ánh trên sổ sách, BCTC; thu thập các biên bản quyết toán, bản xác nhận về
thuế của cơ quan thuế, xác định số thuế còn phải nộp của kỳ trước theo từng loại thuế, điều chỉnh chênh lệch theo số đã được quyết toán với cơ quan thuế. Sau, KTV lập bảng tổng hợp số phát sinh trong kỳ các khoản thuế phải nộp, đối chiếu các năm trước xem xét biến động bất thường, giải thích nguyên nhân (nếu có).
Đối với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, KTV thu thập tờ khai thuế
GTGT, thông báo nộp thuế và các hóa đơn, đối chiếu kiểm tra với các sổ chi tiết,