Tỷ lệ FCD/M2 tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 45 - 48)

Nguồn: IMF, NHNN Việt Nam, 2000 – 2017.

Ghi chú: 2017p: Tỷ lệ FCD/M2 được dự báo theo tính tốn của IMF năm 2017.

Hình 3.1 cho thấy có một xu hƣớng rõ rệt là tỷ lệ đơ la hóa trong tiền gửi ngoại tệ tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2017 giảm mạnh. Trong giai đoạn này, tỷ lệ đơ la hóa đạt mức cao nhất vào năm 2001 với 31.7%. Giải thích cho hiện tƣợng tăng vào năm này là Việt Nam chính thức hội nhập kinh tế tồn cầu. Kể từ năm 2001, đơ la hóa có xu hƣớng giảm cho đến năm 2007 đạt ở mức 19.2%. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động lên nền kinh tế Việt Nam. Tuy khơng bị ảnh hƣởng mạnh, tình trạng đơ la hóa tại Việt Nam cũng tăng 1.2% so với năm trƣớc đó, tức là ở mức 20.4%. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng, tỷ lệ FCD/M2 của Việt Nam lại có xu hƣớng giảm liên tục và đƣợc dự đoán chỉ cịn 8.8% vào cuối năm 2017. Nói chung, mức độ đơ la hóa trong nền kinh tế Việt Nam đang có xu hƣớng giảm trong các năm gần đây.

Tuy nhiên, hiện nay chƣa có một nghiên cứu chính thức nào có thể đánh giá đƣợc lƣợng đơ la Mỹ lƣu thơng bên ngồi hệ thống ngân hàng, do diễn biến của hoạt động chợ đen phức tạp và khơng có tổ chức cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tiền mặt, việc kiểm soát hoạt động của ngoại tệ trên thị trƣờng tự do trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các nhà kinh tế học đều cho rằng tình trạng đơ la hóa của Việt Nam trầm trọng hơn các con số đã đƣợc ƣớc tính trên đây.

Theo Patricia Alvarez-Plata (2007), các doanh nghiệp, tổ chức và ngƣời dân thuộc khu vực ASEAN8, trong quá trình chuyển đổi của các nền kinh tế, đã cất giữ hoặc vay mƣợn một khoản lớn bằng đô la Mỹ, một số trƣờng hợp đƣợc ghi nhận sử dụng ngoại tệ này nhƣ một phƣơng tiện thanh toán.

Bảng 3.1: Tỷ lệ FCD/M2 tại một số quốc gia thuộc ASEAN giai đoạn 2000 – 2004

Đơn vị: % Năm Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 Campuchia 93 95 94 95 96 Lào 85 83 71 31 33 Việt Nam 27 32 28 24 23 Indonesia 21 20 17 16 15 Malaysia 3 4 3 3 3 Thái Lan 1 1 - - - Nguồn: IMF, 2000 – 2004.

Dựa trên Bảng 3.1, có thể dễ dàng nhận thấy, Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm nền kinh tế bị đơ la hóa mức trung bình. Tuy nhiên, nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia thuộc nhóm này, thì Việt Nam lại có tỷ lệ FCD/M2 cao nhất, đây là một tín hiệu khơng tốt cho nền kinh tế Việt Nam.

3.2. Ngun nhân của đơ la hóa nền kinh tế Việt Nam 3.2.1. Lạm phát

Nhƣ đã nghiên cứu ở Chƣơng 1, lạm phát bất ổn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đơ la hóa nền kinh tế. Tại Việt Nam, lạm phát tăng cao làm cho cung nội tệ trong nền kinh tế tăng cao, dẫn đến giá trị nội tệ bị giảm, ngƣời dân có xu hƣớng cất giữ tài sản bằng USD để đảm bảo giá trị tài sản.

Trƣớc khi tiến hành đổi mới đất nƣớc, lạm phát phi mã và kéo dài trong nhiều năm. Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 1986 – 1988 kéo dài ở mức ba chữ số, rồi hai chữ số trong những năm đầu thập niên 90. Mặc dù cải cách đã đƣợc tiến hành hơn 30 năm, từ năm 1986 đến nay, lạm phát Việt Nam vẫn còn cần nhiều thời gian hơn nữa để giữ ở mức ổn định. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2017 đạt 6.97%, cao hơn 3.08% so với tỷ lệ này của thế giới. Dựa trên Hình 3.2, có thể thấy lạm phát Việt Nam dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau nhƣ khủng hoảng kinh tế thế giới, can thiệp của Chính phủ và NHNN… Vì vậy, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2000 – 2017 cịn nhiều biến động, khơng biểu hiện một xu hƣớng nhất định, mặc dù các nhà quản lý đã áp dụng nhiều chính sách nhằm duy trì lạm phát ở mức ổn định.

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đô la hóa nền kinh tế việt nam (Trang 45 - 48)