2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1 Khái niệm hệ pháp luật pháp luật hành chính
2.6.2. Hệ thống nguồn của luật Hành chính
Văn bản pháp quy của cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm:
- Hiến pháp: Là đạo luật cơ bản của Nhà nước ta, Hiến pháp chứa
đựng những quy định cơ bản như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa giáo dục,… nội dung của Hiến pháp có chứa đựng những quy phạm pháp luật hành chính do đó Hiến pháp là nguồn của luật Hành chính.
- Luật: Là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thấp hơn Hiến
pháp, luật được dùng để cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp, có nhiều văn bản luật chứa đựng quy phạm pháp luật Hành chính như: Luật tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, luật Khiếu nại tố cáo, luật Giáo dục,...
- Nghị quyết của Quốc hội: Đây là loại văn bản quy phạm pháp luật
được Quốc Hội sử dụng để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Các Nghị quyết có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của luật Hành chính.
- Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội: Là văn bản quy phạm
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội chưa được luật quy định. Các Pháp lệnh có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính là nguồn của luật Hành chính.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp: Đây là hình thức văn
bản pháp luật duy nhất mà hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Nghị quyết của hội đồng nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương tiến hành hoạt động chấp hành điều hành. Nếu trong nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật hành chính thì là nguồn của luật Hành chính.
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước:
- Nghị định của Chính phủ: Nghị định được sử dụng với tư cách là
văn bản quy phạm pháp để cụ thể hóa luật Pháp lệnh, dùng để ban hành những quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của công dân, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị cơ sở, quy định về quản lý hành chính Nhà nước. Các Nghị định này là nguồn của luật Hành chính
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ dùng để chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, Pháp lệnh, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có thể được dùng như văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Những
văn bản này có thể được dùng để ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong một hình thức nhất định.
- Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp: Là những văn
bản pháp luật được Ủy ban nhân dân sử dụng để chỉ đạo quản lý trên mọi lĩnh ở địa phương.
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch:
- Nghị quyết liên tịch: Được sử dụng khi cơ quan hành chính Nhà
nước phối hợp với lãnh đạo một số tổ chức xã hội cùng cấp phối hợp ban hành quy định hoặc để giải quyết đến những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đó.
- Thơng tư liên tịch: Thông tư liên tịch dùng để ban hành hoặc để
hướng dẫn thực hiện một chính sách chế độ của Nhà nước do nhiều Bộ hoặc một Bộ và lãnh đạo tổ chức xã hội phối hợp ban hành (những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ chức xã hội đó). Thơng tư liên tịch cịn được dùng để ban hành hoặc hướng dẫn thực hiện một chính sách chế độ của Nhà nước do Bộ phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hoặc Tòa án nhân dân Tối cao cùng ban hành.
- Văn bản pháp luật của cơ quan Toà án: Là nguồn của luật Hành
chính khi có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát: Là nguồn của luật Hành chính khi có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.