Khái niệm cấu thành vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 57 - 58)

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ PHẠM HÀNH CHÍNH

1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.3.1. Khái niệm cấu thành vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính ln có cấu trúc của nó, cấu thành vi phạm hành chính được hợp thành bởi các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ

quan, khách thể, chủ thể các yếu tố này tồn tại không tách rời nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau.

Theo luật hành chính Việt Nam thì bất kỳ một hành vi vi phạm hành chính nào đều là thể thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa biểu hiện ra bên ngoài và tâm lý bên trong đều là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định.

Như vậy, cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại cho trật tự quản lý Nhà nước của một loại vi phạm hành chính và cần thiết cho việc xác định ranh giới của các loại vi phạm hành chính với nhau.

Do đó, khi xác định cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính hay khơng? Đó là loại vi phạm hành chính gì? Là q trình xem xét hành vi có thỏa mãn với các dấu hiệu, của một cấu thành vi phạm hành chính hay khơng?

Nếu khơng thỏa mãn thì hoặc khơng có vi phạm hành chính hoặc là vi phạm pháp luật khác.

Đối với vi phạm hành chính có thể có nhiều cấu thành khác nhau cho một loại vi phạm. Do vậy, khi xây dựng cấu thành vi phạm hành chính các nhà làm luật xây dựng nhiều loại cấu thành.

Cấu thành cơ bản: Bao gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi

trường hợp vi phạm của một loại vi phạm hành chính nhằm tạo ra ranh giới giữa loại vi phạm hành chính này với loại vi phạm hành chính khác.

Trên cơ sở cấu thành cơ bản, do yêu cầu của việc đấu tranh phịng ngừa hành vi, vi phạm pháp luật, có thể xây dựng cấu thành vi phạm hành chính tăng nặng, cấu thành vi phạm hành chính giảm nhẹ.

Cấu thành tăng nặng: Gồm những dấu hiệu đặc trưng của cấu thành

cơ bản và những dấu hiệu bổ sung dấu hiệu bổ sung này phản ánh mức xâm hại cho quan hệ xã hội cao hơn của một loại vi phạm hành chính.

Cấu thành giảm nhẹ: Cũng bao gồm các dấu hiệu bổ sung phản ảnh

mức độ thấp hơn (về mặt xâm hại của hành vi).

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)