Thơng qua hoạt động này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật của Nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể như xử phạt hành chính, bổ nhiệm, bãi miễn.
1.2.3. Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp
Đây là hình thức hoạt động khơng mang tính quyền lực Nhà nước khơng có tính chất bắt buộc, hình thức hoạt động này rất đa dạng như tuyên truyền, giải thích pháp luật, tổng kết kinh nghiệm cơng tác thực hiện pháp luật.
1.2.4. Những hoạt động mang tính chất pháp lý khác
Những động như cấp văn bằng, chứng chỉ lập biên bản xử phạt hành chính là những hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt động này mang tính chất pháp lý vì nó được quyết định trong pháp luật, được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thơng thường hoạt động này gắn với việc ban hành các văn bản quản lý hành chính Nhà nước như lập biên bản, ra quyết định xử phạt.
1.2.5. Những tác động nghiệp vụ kỹ thuật
Đó là những hình thức hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào q trình quản lý hành chính Nhà nước.
Những hoạt động này khơng mang tính chất pháp lý và ngày càng được chú trọng nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước. Ngày nay chúng ta áp dụng những thành tựu khoa học vào quản lý hành chính Nhà nước như điều khiển giao thông, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.1. Khái niệm
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra theo một kế hoạch định trước.
Phương pháp quản lý phản ánh mối liên hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Phương pháp quản lý phụ thuộc vào mối liên hệ giữa chủ thể quản lý - đối tượng quản lý và các yếu tố khác như: Mục đích, địa điểm, thời gian của hoạt động quản lý.
2.2. Các phương pháp cơ bản trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước Nhà nước
2.2.1. Phương pháp giáo dục, thuyết phục
Đây là phương pháp cơ bản trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của Nhà nước ta bao gồm một loạt những hoạt động, giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, trình bày, chứng minh để đảm bảo sự cơng tác tuân thủ, hay phục tùng tự giác của đối tượng quản lý nhằm đạt một kết quả nhất định.
Phương pháp này mang tính chất pháp lý vì nó được thực hiện thông qua cơ quan Nhà nước và được quy định trong pháp luật nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi cơng dân.
2.2.2. Phương pháp cưỡng chế nhà nước
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay một tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần, nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định do pháp hay luật quy định, hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định với tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân đó.
Đây cũng là một phương pháp quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Nếu khơng có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật Nhà nước sẽ không được thực hiện, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội phát triển, kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá Nhà nước.
Muốn sử dụng phương pháp cưỡng chế Nhà nước có kết quả cần kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Tùy vào từng hoạt động cụ thể, tùy vào đối tượng quản lý mà lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp. Đối với nhân dân lao động trước hết phải đi từ thuyết phục giáo dục, còn đối với phần tử chống đối phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Các loại cưỡng chế:
- Cưỡng chế hình sự: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước được các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
- Cưỡng chế dân sự: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể, cá nhân, bị tòa án truy cứu trách nhiệm dân sự.
- Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan Nhà nước áp dụng đối với cơng chức có hành vi vi phạm kỷ luật trong nội bộ cơ quan.
- Cưỡng chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan hành chính Nhà nước quyết định đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính chằm ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra hay ngăn chặn những thiệt hại do thiên tai địch hoạ gây ra.
2.2.3. Phương pháp hành chính
Đây là phương pháp ra mệnh lệnh từ cấp trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí nếu khơng tn thủ sẽ bị kỷ luật. Những phương pháp này dựa vào hai yếu tố: Thuyết phục và cưỡng chế; ngoài ra để thực hiện phương pháp này còn phải dựa vào nguyên tắc tập trung dân chủ.
2.2.4. Phương pháp kinh tế
Đây là phương pháp dùng đòn bẩy kinh tế, nhằm tác động vào cá nhân, tập thể tích cực lao động, sản xuất sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng năng suất cao.
Câu hỏi ơn tập Chương 4
Câu 1. Phân tích hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước?
Câu 2. Phân tích hình thức áp dụng văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước?
Câu 3. Phân tích hình thức tổ chức trực tiếp trong quản lý hành chính Nhà nước?
Câu 4. Phân tích phương pháp thuyết phục trong quản lý Nhà nước? Câu 5. Phân tích phương pháp cưỡng chế trong quản lý Nhà nước? Câu 6. Phân tích phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước? Câu 7. Phân tích phương pháp kinh tế trong quản lý Nhà nước?
Chương 5