2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.2.1. Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 - Hiến pháp 1992: “Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Nội dung nguyên tắc:
- Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng Cộng sản giữ vai trị quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực; sự lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước mang tính tồn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội,... Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, cơng tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn.
- Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của các tổ chức Ðảng:
Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính Nhà nước. Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng. Các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình để từ đó đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính Nhà nước. Trên thực tế, đường lối cải cách hành chính Nhà nước được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI và thứ VII và trong Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng, hồn thiện Nhà nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ. Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính Nhà nước, đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước thơng qua cơng tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính Nhà nước. Thơng qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong cơng tác lãnh đạo.
Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính Nhà nước cịn được thực hiện thơng qua uy tín và vai trị gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan Nhà nước.
Ðảng chính là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân. Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.
Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính Nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trị lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính Nhà nước. Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng khơng được dùng thay cho luật Hành chính, Ðảng khơng nên và khơng thể làm thay cho cơ quan hành chính Nhà nước. Các nghị quyết của Ðảng khơng mang tính quyền lực - pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.