TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm
Hình thức quản lý Nhà nước là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành do các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước thực hiện.
Có nhiều hình thức trong quản lý hành chính Nhà nước khác nhau như: Ban hành văn bản pháp luật, áp dụng văn bản pháp luật, tổ chức trực tiếp. Sự lựa chọn hình thức quản lý của chủ thể quản lý không phải do ý muốn chủ quan mà phải tuy thuộc vào đặc điểm của đối tượng quản lý, yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn phát triển, do đó phải căn cứ vào pháp luật, vì hoạt động chấp hành điều hành là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
1.2. Các hình thức cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước
1.2.1. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Đây là một hình thức pháp lý của hoạt động chấp hành điều hành, là chức năng cơ bản của cơ quan hành chính Nhà nước.
Hiến pháp, pháp luật chỉ quy định những vấn đề cơ bản mà trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, do đó cơ quan quản lý hành chính phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa, để quy định những chi tiết, những vấn đề mà luật chưa cụ thể.
Ví dụ: Khi ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì Chính phủ phải quy định chi tiết bằng Nghị định như Nghị định 146/2005/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm an tồn giao thơng.
1.2.2. Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính hành chính