Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 48 - 50)

2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.3.2. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

Khi thực hiện hoạt động quản lý ngành đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện rất nhiều việc chuyên môn khác nhau như lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, quản lý thực hiện các khoản thu chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật... Do khối lượng công việc quản lý ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp nên địi hỏi tính chun mơn hóa cao, vì thế nhu cầu quản lý theo chức năng luôn được đặt ra.

Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chun mơn hay một nhóm các lĩnh vực chun mơn có liên quan với nhau.

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành, đồng thời bảo đảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.

Theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên mơn được hình thành để thực hiện việc quản lý theo chức năng. Theo hệ thống dọc có bộ, sở, phịng, ban chun mơn quản lý chức năng, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý theo chức năng có thẩm quyền ở cấp trên. Nguyên tắc này thể hiện quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan quản lý theo chức năng trong việc thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:

- Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chủ trương do mình đề ra, xử lý hay đề nghị cấp có thẩm

quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chủ trương đó theo quy định của pháp luật.

Có thể nói nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng là một nguyên tắc có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, nó giúp cho hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước có sự đồng bộ và thống nhất với nhau. Nếu thiếu sự liên kết này, hoạt động của ngành trở nên thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Câu hỏi ôn tập Chương 3

Câu 1. Thế nào là nguyên tắc? Giải thích các đặc điểm của hệ thống các nguyên tắc?

Câu 2. Tại sao việc quản lý hành chính Nhà nước phải tuân thủ hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước? Theo anh (chị), nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong hệ thống các nguyên tắc trên? Giải thích tại sao?

Câu 3. Anh chị hiểu thế nào về nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước?

Câu 4. Cho biết nội dung nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ?

Câu 5. Cho biết nội dung nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo chức năng?

Chương 4

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)