2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này được quy định tại điều 12, Hiến pháp 1992: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Bởi vì, trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vì vậy là một biện pháp để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nội dung nguyên tắc:
Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước như sau:
- Trong lĩnh vực lập quy, khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan hành chính Nhà nước phải tơn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tơn trọng vị trí cao nhất của hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với Hiến pháp và văn bản luật, chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật, việc áp dụng quy phạm pháp
luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Trong việc quản lý nói chung, mở rộng, bảo đảm các quyền dân
chủ của cơng dân. Mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trực tiếp hoặc gián
tiếp, ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến định.
- Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật, các chủ thể quản lý
hành chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của mình trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, xâm phạm đến lợi ích tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phải bồi thường cho cơng dân. Chính vì vậy, hoạt động quản lý gắn liền với một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với một chủ thể quản lý. Chế độ trách nhiệm ấy thông qua pháp luật và các hệ thống kỷ luật Nhà nước. Cụ thể hơn, yêu cầu của quản lý đặt dưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát và tài phán hành chính để pháp chế được tuân thủ thống nhất, mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật. Sự kiểm tra và giám sát ấy, trước hết phải được bảo đảm thực hiện chính từ chủ thể quản lý. Tự kiểm tra với tư cách tổ chức chuyên môn vì thế cũng rất cần thiết như sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan Nhà nước tương ứng, các tổ chức xã hội và công dân.