4.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
a. Khái niệm: Theo điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005:
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
b. Đặc điểm:
+ Về tài sản: Chủ DNTN dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình để đầu tư thành lập doanh nghiệp, trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp.
+ Về giới hạn trách nhiệm: Chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Về tư cách chủ thể: Khi thành lập doanh nghiệp, chủ DNTN đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định. Với tên gọi này DNTN là chủ thể của các quan hệ pháp luật, là nguyên đơn, bị đơn hoặc là người có quyền và lợi ích liên quan trước các cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
4.2. Thành lập và giải thể doanh nghiệp tư nhâna. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân a. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, am hiểu pháp luật đều có quyền đứng ra thành lập DNTN
* Những người sau không được thành lập DNTN
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, qn nhân chun nhiệp, cơng nhân quốc phịng trong lực lượng vũ trang và công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ công chức Nhà nước theo pháp lệnh cán bộ công chức;
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành án phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh.
b. Thành lập DNTN
Căn cứ vào những quy định của Pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp và khả năng chun mơn, tài chính của mình, người muốn thành lập DNTN lập bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh nộp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư; - Bản sao hợp lệ của giây chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cịn hiệu lực đối với cơng dân Việt Nam.
- Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về số vốn của doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh ít nhất bằng mức vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân quản lý khác đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của
Thủ tục đăng ký kinh doanh và công bố nội dung đăng ký kinh doanh về DNTN theo quy định chung.
c. Giải thể DNTN
Việc giải thể DNTN được diễn ra trong các trường hợp sau:
- Theo quy định của chủ doanh nghiệp, nếu chủ doanh nghiệp thấy sự tồn tại của doanh nghiệp là không cần thiết.
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh
- Về mặt nguyên tắc doanh nghiệp chỉ được giải thể khi thanh toán tất cả các khoản nợ và thanh lý xong các hợp đồng (nếu có) đồng thời giaỉ quyết mọi quyền lợi cho các bên liên quan.
* Thủ tục giải thể
- Phải thông qua Quyết định giải thể doanh nghiệp trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày giải thể thì quyết định phải gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả các chủ nợ, người có quyền và lợi ích hợp pháp, người lao động trong doanh nghiệp phải được thông báo, quyết định đó phải được niêm yết tại trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp.
- Tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp và thanh toán các khoản nợ. Chủ DNTN trực tiếp tiến hành tổ chức thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của DNTN
a. Quyền của DNTN
- Quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của doanh nghiệp, đây là quyền cơ bản của doanh nghiệp. Tự do kinh doanh được hiểu là bất cứ một công dân nào khi đã có đủ điều kiện do pháp luật quy định, nếu có nhu cầu đều có quyền xin phép thành lập DNTN.
- Quyền bình đẳng trước pháp luật của DNTN với các doanh nghiệp khác (Nhà nước thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của DNTN với các doanh nghiệp khác, bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ DNTN.
- Quyền của DNTN trong việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp được thể hiện cụ thể ở những mặt sau:
+ Quyền lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh (nghĩa là kinh doanh ngành nghề nào, quy mô lớn nhỏ ra sao cho chủ doanh nghiệp quyết định, không ai được phép buộc họ kinh doanh ngành nghề trái với ý muốn của họ).
+ Quyền đặt tên doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có quyền đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Tên của doanh nghiệp có thể được đặt theo ngành nghề kinh doanh, theo tên chủ doanh nghiệp, hay theo tên của một người thân nào đó trong gia đình hoặc một cái tên nào đó mà chủ doanh nghiệp thích.
+ Quyền thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Trên cơ sở hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn). Nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Quyền của chủ doanh nghiệp đối với tài sản: Tài sản trong DNTN thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt các tài sản của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
+ Quyền cho thuê doanh nghiệp: Chủ DNTN có quyền cho th tồn bộ doanh nghiệp của mình trước khi cho thuê chủ doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quyền bán doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp có quyền bán, sáp nhập doanh nghiệp của mình cho doanh nghiệp khác. Về thủ tục trước khi bán chủ doanh nghiệp phải gửi đơn đến UBND đã cấp giấp phép thành lập doanh nghiệp nêu rõ lý do của việc bán doanh nghiệp.
b. Nghĩa vụ của DNTN
1. Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng ký;
2. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
4. Bảo tồn và phát triển vốn hoạt động của doanh nghiệp; quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;
5. Bảo vệ mơi trường, mơi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa và các cơng trình quốc phịng, an ninh theo quy định của pháp luật;
6. Bảo đảm các quyền của người lao động và thực hiện các cam kết kinh tế đối với người lao động;