Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 35 - 38)

3. Chế định pháp lý về công ty

3.3 Địa vị pháp lý của Công ty Cổ phần

3.3.1 Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm:

Theo quy định tại điều 77 luật Doanh nghiệp 2005, ”Công ty Cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

- Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của Luật này.

b. Đặc điểm:

- Đặc điểm về vốn góp và cách góp vốn: Vốn điều lệ của Cơng ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần.

- Đặc điểm về thành viên: Thành viên của cơng ty cổ phần chính là các chủ sở hữu cổ phần, được gọi là cổ đông, là đồng chủ sở hữu của công ty (cổ đông sáng lập và cổ đông khác).

- Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khốn để huy động vốn từ cơng chúng.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân: Cơng ty cổ phần có tài sản riêng, được ghi rõ trong điều lệ, là khối tài sản độc lập tách khỏi tài sản riêng của các cổ đông.

a. Cổ phần: Là phần vốn tối thiểu phải có để trở thành đồng chủ sở hữu cơng ty (cổ đơng)

Cơng ty cổ phần có nhiều loại cổ phần:

- Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc đối với mọi công ty

- Cổ phần ưu đãi (về mức biểu quyết, về cổ tức, về hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác)

b. Cổ phiếu: Là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó.

- giá trị cổ phần do cơng ty quyết định và được ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu (cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên).

- Cổ đông là chủ sở hữu của cổ phần. Cổ đơng có hai loại:

+ Cổ đơng sáng lập là người góp vốn cổ phần tham gia xây dựng thông qua và ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.

+ Cổ đông phổ thông là chủ sở hữu của cổ phần phổ thông

3.3.3 Thành lập công ty cổ phần

- Bước 1: Sáng lập. Đây là giai đoạn chuẩn bị thành lập công ty cổ phần

+ Phải có ít nhất 3 cổ đơng sáng lập có đầy đủ điều kiện theo quy định tại điều 13 của Luật doanh nghiệp

+ Soạn theo điều lệ công ty với đầy đủ nội dung quy định trong điều 22 + Họp Hội đồng thành viên về sáng lập công ty

+ Xúc tiến các thủ tục đăng ký kinh doanh và thông báo công khai về công ty

- Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Công ty phải làm bộ hồ sơ gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi cơng ty đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị kinh doanh

+ Dự thảo điều lệ công ty với nội dung theo quy định

+ Danh sách cổ đông sáng lập, theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư kèm theo (Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp với cổ đông là các nhân, bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác đối với các cổ đông là tổ chức kèm theo văn bản uỷ quyền).

+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty, nếu ngành nghề mà cơng ty KD thuộc đối tượng phải có vốn pháp định.

+ Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác nếu ngành nghề mà cơng ty kinh doanh thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề

Sau khi được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân và bắt đầu đi vào hoạt động.

- Bước 3: Góp vốn

+ Sau khi được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đơng sáng lập phải góp đủ ngay cổ phần mà mình đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày

+ Các cổ đông sáng lập chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của cơng ty trong phạm vi giá trị cổ phần góp vào cơng ty.

+ Các cổ đông sáng lập phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản, vốn góp cho cơng ty theo quy định của pháp luật.

3.3.4 Tổ chức quản lý công ty cổ phần

Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của 3 cơ quan là: - Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị - Ban kiểm sốt

- Đại hội đồng cổ đơng

+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết. Đại hội đồng khơng làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi được cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.

+ Đại hội đồng cổ đơng họp ít nhất mỗi năm một lần theo quyết định của hội đồng quản trị, yêu cầu của cổ đông hoặc ban kiểm sốt.

+ Có hai hình thức thơng qua quyết định tại Đại hội đồng cổ đông là biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản.

- Hội đồng quản trị(HĐQT)

+ Là cơ quan quản lý của công ty do Đại hội đồng cổ dông bầu ra. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đơng và chịu sự kiểm sốt của đại hội đồng cổ đơng về tồn bộ hoạt động quản lý của mình.

+ Hội đồng quản trị có từ 3 đến 12 thành viên, hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục địch, quyền lợi của công ty.

+ HĐQT bầu một người làm Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người điều hành công việc hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

+ Thành viên của HĐQT không được đồng thời là thành viên của Ban kiểm soát.

+ Nhiệm kỳ của các thành viên trong HĐQT là 5 năm/ lần.

- Ban kiểm soát(BKS)

+ Ban kiểm soát: là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật và điều lệ cơng ty cổ phần.

+ Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đông bầu ra tối thiểu từ 3 đến 5 thành viên

+ Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cũng giống như nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị

+ Thành viên của Ban kiểm sốt khơng được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng, Thủ kho, Thủ quỹ...

+ Ban kiểm sốt họp ít nhất là 2 lần/năm. * Ban kiểm sốt có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Kiểm tra sổ sách kế tốn, tài sản, báo cáo quyết tốn tài chính của cơng ty và triệu tập đại hội đồng khi cần thiết.

- Trình đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết tài chính của cơng ty.

- Báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra, về những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)