Hợp đồng kinh tế vô hiệu và sử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 52 - 53)

4.1. Hợp đồng kinh tế vô hiệu

Một HĐKT bị coi là vơ hiệu khi HĐKT đó ký trái với quy định của pháp luật.

a. Hợp đồng kinh tế vơ hiệu tồn bộ khi

- Nội dung của HĐKT đó vi phạm điều cấm của pháp luật

VD: Hợp đồng thoả thuận mua, bán, vận chuyển hàng cấm...

- Không đảm bảo tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng (một trong các bên ký kết hợp đồng khơng có giấy phép ĐKKD theo quy định của pháp luật).

VD: Bên bán, bên làm dịch vụ, bên nhận thầu ... mà bên đó khơng có ĐKKD thì hợp đồng đó coi là vơ hiệu toàn bộ.

- Người ký kết hợp đồng khơng đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.

b. Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần

Những HĐKT có nội dung vi phạm một phần điều cấm của pháp luật nhưng khơng ảnh hưởng đến các phần cịn lại của HĐKT thì bị coi là vơ hiệu từng phần.

4.2. Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu

- Nếu nội dung cơng việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên khơng được phép thực hiện.

- Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý tài sản, thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước, thiệt hại phát sinh các bên phải chịu.

- Trường hợp HĐKT bị vô hiệu từng phần các bên phải sửa đổi điều khoản trái với pháp luật, khơi phục các quyền và lợi ích ban đầu, đồng thời xử lý theo quy định của pháp luật đối với phần vơ hiệu đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)