Địa vị pháp lý của Công ty Hợp danh

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 28 - 35)

3. Chế định pháp lý về công ty

3.1 Địa vị pháp lý của Công ty Hợp danh

3.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Công ty Hợp danh

a. Khái niệm: (Điều 130 Luật doanh nghiệp)

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.

2. Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào.

b. Đặc điểm của cơng ty Hợp danh

- Đặc điểm về thành viên là đặc điểm quan trọng nhất ở công ty Hợp danh. Thành viên Hợp danh là loại thành viên bắt buộc phải có thành viên góp vốn.

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty.

+ Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn chỉ hưởng lãi nên họ có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty.

- Đặc điểm về hoạt động đại diện cho Công ty trong các giao dịch pháp lý: Mọi thành viên đều có thể đại diện cho cơng ty, đều có quyền sử dụng con dấu của công ty, đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty.

3.1.2 Thành lập cơng ty hợp danh

Bước 1: Sáng lập

- Phải có ít nhất hai sáng lập viên - Soạn thảo điều lệ dự thảo của công ty

- Họp hội đồng thành viên về quyết định thành lập công ty - Xúc tiến đăng ký kinh doanh

Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Công ty phải tiến hành đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi cơng ty có trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh:

- Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu - Điều lệ công ty theo nội dung quy định

- Danh sách thành viên hợp danh với đầy đủ họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nghề nghiệp, trình độ chun mơn và giá trị góp vốn.

- Nếu ngành nghề kinh doanh của cơng ty là ngành nghề phải có vốn pháp định theo quy định của pháp luật thì phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan

có thẩm quyền xác nhận vốn của công ty, hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty.

- Nếu ngành nghề kinh doanh là ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì cần có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của tất cả các thành viên hợp danh.

3.1.3 Tổ chức quản lý hoạt động công ty hợp danh

- Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên quyết định tất cả các hoạt động của công ty trong các kỳ họp thông qua biểu quyết.

- Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc cơng ty có các nhiệm vụ quy định tại điều 137 khoản 4 của Luật doanh nghiệp như sau:

+ Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh.

+ Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên, ký các quyết định hoặc nghị quyết của hội đồng thành viên.

+ Phân công phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc nội bộ khác của công ty.

+ Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật.

+ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan Nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc tranh chấp khác.

+ Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định.

* Quyền điều hành, quản lý hoạt động công ty của các thành viên hợp danh: + Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng để thực hiện các công việc được giao, đều đại diện công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước trong phạm vi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.

+ Trong cơng ty Hợp danh các thành viên góp vốn khơng được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động nhân danh công ty.

3.1.4 Chấm dứt tư cách thành viên của công ty

Điều 138. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Tự nguyện rút vốn khỏi cơng ty;

- Bị Tồ án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

- Bị khai trừ khỏi công ty;

- Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi cơng ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thơng qua.

3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:

- Khơng có khả năng góp vốn hoặc khơng góp vốn như đã cam kết sau khi cơng ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

- Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này;

- Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi khơng thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của cơng ty và các thành viên khác;

- Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

4. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hồn trả cơng bằng và thoả đáng.

5. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc tồn bộ tên cơng ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền u cầu cơng ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

3.2. Địa vị pháp lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

3.2.1 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

a. Khái niệm và đặc điểm

* Khái niệm

- Thành viên có thể là tổ chức cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên;

- Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

* Đặc điểm

- Về thành viên: Cơng ty phải có ít nhất 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên.

- Về cấu trúc vốn: Công ty TNHH hai thành viên trrở lên có cấu trúc vốn đóng

- Về huy động vốn: Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu ra ngoài thị trường để huy động vốn.

- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong công ty trong phạm vi số vốn cam kết đã góp vào cơng ty.

- Về tư cách pháp nhân: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b. Thành lập công ty TNHH hai thành viên

- Bước 1: Sáng lập

+ Số lượng thành viên ít nhất là 2 và nhiều nhất là 50 thành viên + Dự thảo điều lệ công ty.

+ Họp hội đồng thành viên về sáng lập công ty

+ Xúc tiến thủ tục đăng ký kinh doanh và thông báo công khai về công ty

- Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền làm bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

+ Dự thảo điều lệ công ty với nội dung theo quy định

+ Danh sách thành viên kèm theo bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân, bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền.

Ngoài ra trong những trường hợp cụ thể cần có thêm những giấy tờ sau: + Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng

chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty, nếu ngành nghề mà cơng ty kinh doanh thuộc đối tượng phải có vốn pháp định.

- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác nếu ngành nghề mà cơng ty kinh doanh thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề

Thủ tục đăng ký kinh doanh và công bố nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định chung.

c. Tổ chức quản lý hoạt động công ty TNHH hai thành viên

- Hội đồng thành viên:

+ Hội đồng thành viên gồm các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của cơng ty.

+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của cơng ty

+ Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần. Thời gian tiến hành cuộc họp do điều lệ công ty quy định.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu ra với nhiệm kỳ không quá 5 năm.

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc. + Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với nhiệm kỳ khơng hạn chế.

- Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty: là người điều hành hoạt động kinh

doanh hàng ngày của công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Ban kiểm sốt: là cơ quan có chức năng kiểm sốt các hoạt động của cơng

ty.

3.2.2 Công ty TNHH 1 thành viên

a. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ

chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Điều 63 Luật DN)

- Đặc điểm:

+ Về chế độ chịu trách nhiệm: Chủ sở hữu của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu cơng ty có thể chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức cá nhân khác.

+ Về phát hành chứng khốn: Cơng ty TNHH một thành viên khơng được phát hành cổ phần.

+ Về tư cách pháp lý: Cơng ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.

b. Thành lập công ty TNHH một thành viên

- Bước 1: Sáng lập

+ Thành viên của công ty do một chủ sở hữu duy nhất làm chủ + Dự thảo điều lệ công ty.

+ Họp hội đồng thành viên về sáng lập công ty

+ Xúc tiến thủ tục đăng ký kinh doanh và thông báo công khai về công ty

- Bước 2: Đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền làm bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

+ Dự thảo điều lệ công ty với nội dung theo quy định

+ Danh sách thành viên kèm theo bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân, bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền.

Ngoài ra trong những trường hợp cụ thể cần có thêm những giấy tờ sau:

+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được quy định theo luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty, nếu ngành nghề mà công ty kinh doanh thuộc đối tượng phải có vốn pháp định.

+ Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác nếu ngành nghề mà công ty kinh doanh thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề

Thủ tục đăng ký kinh doanh và công bố nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định chung.

- Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức: Chủ sở hữu công ty

thực hiện quyền quản trị thông qua người đại diện theo uỷ quyền

+ Trường hợp có từ hai người đại diện theo uỷ quyền được bổ nhiệm thì cơ cấu quản lý cơng ty gồm: Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm sốt viên.

+ Trường hợp chỉ có một người được bổ nhiệm theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kiểm sốt viên.

- Đối với cơng ty TNHH một thành viên là cá nhân: Cơ cấu quản lý công ty

gồm Chủ tịch cơng ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kiểm sốt viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)