5. Chế định pháp lý về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
5.3 Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi
5.3.1 Khái niệm, đặc điểm
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là đơn vị kinh doanh hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do họ thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là loại hình doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nhằm mục đích hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được quy định theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam
b. Đặc điểm
- Về vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư;
- Về tổ chức, tổ chức dưới hình thức Cơng ty TNHH. Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
- Về tư cách pháp lý hoạt động theo pháp luật Việt Nam, bình đẳng với mọi thành phần kinh tế khác;
- Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của chủ đầu tư vốn nước ngoài.
5.3.2 Cơ chế quản lý của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu toàn bộ của chủ đầu tư nước ngoài (được quyền tự tổ chức bộ máy quản lý, điều hành đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động của doanh nghiệp);
- Người chủ doanh nghiệp nếu khơng có điều kiện thường trú ở Việt Nam, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện có thẩm quyền thường trú ở Việt Nam. Người đại diện đó phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
5.3.3 Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi
- Khi muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải nộp bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký kinh doanh gồm: + Đơn xin đăng ký kinh doanh
+ Điều lệ của doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.
+ Văn bản chứng minh tư cách pháp lý, tình hình tài chính của chủ đầu tư nước ngồi, những bảo đảm của chủ đầu tư nước ngồi có điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp100% vốn nước ngoài được thành lập sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng nhận đăng ký điều lệ doanh nghiệp.
5.3.4 Giải thể, phá sản doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi
Thủ tục trình tự như doanh nghiệp liên doanh.
- Hết thời hạn ghi trong giấy phép kinh doanh mà không xin gia hạn
- Giải thể trước thời hạn theo các trường hợp ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ra quyết định giải thể doanh nghiệp trước thời hạn do doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp luật hoặc hoạt động khơng phù hợp với mục đích và nhiệm vụ quy định ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
- Nêu các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Phân biệt giữa công ty đối nhân và cơng ty đối vốn
- Mỗi nhóm học sinh tự soạn thảo giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; thủ tục thành lập doanh nghiệp; dự thảo điều lệ cơng ty
TÌNH HUỐNG 1
• A phát hiện ra một cơ hội kinh doanh, nhưng muốn một mình làm và hưởng, tuy nhiên muốn hạn chế rủi ro. A thoả thuận với B cho mượn tên để thành lập một công ty TNHH. B lấy 10 triệu đồng rồi cho mượn tên và cam kết sẽ không lấy lãi và không tham dự vào bất kể công việc nào của công ty. Điều lệ của công ty ghi A góp 70% vốn; B góp 30%.
• Cơng ty hoạt động được một thời gian. B đòi chia lãi theo đúng tỷ lệ ghi trong điều lệ.
Câu hỏi: Việc gì sẽ xảy ra khi vụ việc này vỡ lở?
TÌNH HUỐNG 2
• Long, Đơng và Sinh thành lập một công ty hợp danh mang tên Long Đông Sinh. Cả 03 đều là thành viên hợp danh. Hoạt động được 03 năm, Đông bị chết. Tài sản để lại cho người con trai duy nhất 10 tuổi. Long và Sinh rất băn khoăn về sự kiện này, vì vậy đến hỏi luật sư xem phải làm gì.
Câu hỏi: Anh, chị hiểu sự việc này như thế nào và bắt đầu sự việc này từ
TÌNH HUỐNG 3
• Giả sử Long Đơng Sinh HD chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Hoạt động được một năm, một chủ nợ cũ địi Long Đơng Sinh TNHH trả một khoản nợ là 03 tỉ đồng phát sinh từ thời cơng ty này cịn là công ty hợp danh. Biết rằng, tài sản của Long Đơng Sinh TNHH chỉ có 1,5 tỉ đồng.
Câu hỏi: Anh, chị sẽ nói gì về trách nhiệm của họ đối với khoản nợ này?
TÌNH HUỐNG 4
Cơng ty hợp danh A&B bao gồm 9 thành viên không thoả thuận được ai làm quản lý.
Câu hỏi: Anh, chị suy nghĩ gì về trường hợp này?
TÌNH HUỐNG 5
Một thời gian sau công ty này thoả thuận 02 thành viên là người quản lý. Trong quá trình hoạt động, một thành viên khác u cầu tự mình thẩm tra cơng việc của 02 thành viên quản lý. Hai thành viên này không đồng ý.
CHƯƠNG 3
CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Mã chương: LKT03
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về Hợp đồng kinh tế như khái niệm, đặc điểm, vai trò giúp doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp đảm bảo về tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, nội dung của hợp đồng kinh tế; - Lập được hợp đồng kinh tế theo nội dung đã học;
- Phân loại được các hình thức trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Tuân thủ và thực hiện đúng các quy định hợp đồng kinh tế.
Nội dung chính: