Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 61 - 66)

2.1. Thương lượng

- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tranh chấp tự nguyện gặp gỡ nhau để giải quyết những bất đồng đã tồn tại mà khơng cần có sự trợ giúp của bên thứ ba.

- Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

- Pháp luật về giải quyết tranh chấp khơng có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.

- Trường hợp đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thương lương, sau đó có một trong các bên không tuân thủ, các bên cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế.

- Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, khơng bị gị bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc. Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, khơng ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi khơng có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên khơng có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.

2.2. Hoà giải

thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hồn tồn dựa trên thiện chí của các bên.

- So với việc thương lượng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hóa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hịa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hịa giải là sự thỏa thuận của các bên, khơng phải của hịa giải viên.

- Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.

Tuy nhiên kết quả hịa giải cũng khơng được pháp luật bảo đảm thi hành, hồn tồn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.

* Sự khác nhau cơ bản giữa thương lượng và hoà giải là: Trong phương

thức hồ giải có sự xuất hiện của bên thứ ba (người trung gian) có vai trị hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong việc thoả thuận phương án loại trừ tranh chấp nhưng khơng áp đặt ý chí đối với các bên và khơng đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp.

- Ưu điểm:

+ Là các phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.

+ Khơng gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên và có khả năng duy trì được quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên.

+ Giữ được bí quyết kinh doanh và uy tín giữa các bên.

+ Thương lượng, hoà giải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên vì vậy mà các bên thường nghiêm túc thực hiện

- Nhược điểm:

+ Sự thành cơng của q trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ thuộc vào thái độ, thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp.

+ Việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp phụ thuộc sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành; thoả thuận hoà giải giữa các bên.

+ Bên tranh chấp khơng có thiện chí có thể lợi dụng thương lượng, hồ giải để trì hỗn việc phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền lợi nghĩa vụ.

2.3. Trọng tài thương mại

- Khái niệm: Trọng tài là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp

chọn ra để giúp các bên giải quyết các xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên.

- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp khơng thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và được các chủ thể ưa chuộng.

- Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.

- Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.

- Ưu điểm:

+ Có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên;

+ Có điều kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật;

+ Giữ được bí mật kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của các bên; + Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên khơng có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào;

+ Phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên. Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhưng có một trong các bên khơng thực hiện, bên cịn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.

- Nhược điểm: Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài địi hỏi

chi phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.

2.4. Tồ án

a. Khái niệm: Tồ án là hình thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét sử

nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tồ án về vụ tranh chấp nếu khơng có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án.

* Thẩm quyền theo cấp toà án

Khi phát sinh tranh chấp các bên tranh chấp phải xác định tồ án cấp nào có quyền giải quyết lần đầu để yêu cầu giải quyết theo điều 33, 34 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo cấp toà án được xác định như sau:

- Tồ án nhân dân cấp Huyện thị có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau đều có mục đích lợi nhuận, mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, vận chuyển hàng hoá ... trừ những tranh chấp đương sự hoặc tài sản nước ngoài.

- Toà án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của toà án cấp Huyện

* Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

Khi đã xác định được tồ án cấp nào có thẩm quyền giải quyết phải xác định tồ án nhân dân ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Theo điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định.

+ Tồ án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về kinh doanh, thương mại là toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức)

+ Các bên tranh chấp cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nguyên đơn có trụ sở giải quyết vụ việc.

+ Vụ án liên quan đến bất động sản thì tồ án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

* Thẩm quyền xét xử theo lựa chọn của nguyên đơn

Theo điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định.

- Nếu khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu tồ án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì ngun đơn có thể u cầu tồ án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức chi nhánh giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu tồ án nơi có hợp đồng giải quyết.

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu tồ án nơi một trong các bị đơn cư trú làm việc, có trụ sở giải quyết.

- Nếu tranh chấp đến bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì ngun đơn có thể u cầu tồ án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

* Thẩm quyền theo vụ việc

Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 bao gồm 4 nhóm sau:

+ Tranh chấp phát sinh trong hợp đồng kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, mua bán hàng hố, cung ứng, dịch vụ, phân phối

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các nhân viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

+ Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

BÀI TẬP THỰC HÀNH - Đưa ra các tình huống tranh chấp kinh tế;

- Thảo luận các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế trong hoạt động

CHƯƠNG 5

CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Mã chương: LKT05

Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phá sản doanh nghiệp và áp dụng được những kiến thức đó để giải phá sản trong kinh doanh.

Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức phá sản trong kinh doanh; - Phân biệt được các hình thức phá sản;

- Vận dụng được các trình tự và thủ tục pháp lý để giải quyết phá sản trong kinh doanh;

- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)