Thực hiện hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 50 - 52)

3.1. Điều kiện để hợp đồng kinh tế có hiệu lực

- Nội dung thoả thuận không vi phạm pháp luật; - Phải đảm bảo điều kiện chủ thể của hợp đồng; - Đại diện ký hợp đồng phải đúng thẩm quyền; - Hợp đồng được ký kết trên cơ sở tự nguyện.

3.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế

Trong việc thực hiện HĐKT, các bên phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc chấp hành hiện thực: Là chấp hành đúng đối tượng của hợp

đồng, không được tự ý thay thế đối tượng này bằng đối tượng khác hay thay thế việc thực hiện nó bằng việc trả một khoản tiền nhất định.

- Nguyên tắc chấp hành đúng: Là chấp hành hiện thực và đầy đủ tất cả các

- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác, tương trợ: Các bên phải

hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết.

3.3 Các biện pháp đảm bảo về tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế

a. Thế chấp tài sản

- Là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện HĐKT đã ký kết.

- Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp, không được chuyển dịch sở hữu hoặc chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp còn hiệu lực.

b. Cầm cố tài sản

- Cầm cố tài sản là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ HĐKT để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm HĐKT đã ký kết.

- Việc cầm cố tài sản phải được làm thành văn bản riêng, có chữ ký của các bên, có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người giữ vật cầm cố có nhiệm vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố không được chuyển giao vật cầm cố cho người khác trong thời hạn văn bản cầm cố còn hiệu lực.

c. Bảo lãnh tài sản

- Là sự đảm bảo bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm HĐKT đã ký kết.

- Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản khơng ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảo lãnh

- Việc bảo lãnh tài sản phải được làm thành văn bản, có sự xác nhận về tài sản của ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch, của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.

3.4. Thực hiện hợp đồng kinh tế

Thực hiện hợp đồng kinh tế là hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.

a. Thực hiện đúng điều khoản số lượng

- Trong khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá, bằng các phương pháp cân, đo, đong đếm chính xác và lập biên bản giao hàng hoá.

b. Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hố hoặc cơng việc

- Giao hàng đúng chất lượng có nghĩa là hàng được giao phải đảm bảo khả năng sử dụng (theo tiêu chuẩn chất lượng), đảm bảo đúng phẩm chất, bao bì đóng gói, quy cách chủng loại của sản phẩm Nhà nước, của ngành, của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuận của các bên.

- Khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá cơng việc, bên nào vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền khơng nhận sản phẩm hàng hố đó và phải bồi thường thiệt hại.

c. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hố hoặc cơng việc

- Giao nhận hàng hoá hoặc công việc đúng thời gian là yếu tố quan trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

- Thời hạn giao hàng hố hoặc cơng việc là khoảng thời gian nhất định mà trong khoảng thời gian đó, hàng hố hoặc cơng việc phải được hồn thành bàn giao, còn thời điểm là thời gian cụ thể mà việc giao nhận được thực hiện.

d. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phương thức giao nhận hàng hoá

- Địa điểm giao nhận hàng hoá hoặc lao vụ là nơi mà tại đó bên giao hàng thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho bên đặt hàng.

- Phương thức giao nhận có thể do hai bên thoả thuận phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên.

e. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh tốn

- Các bên có quyền thoả thuận về giá cả của hàng hoá hoặc lao vụ và ghi cụ thể voà HĐKT, thoả thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực hiện việc thay đổi giá khi có sự biến đổi giá của thị trường trong thời gian thực hiện HĐKT.

- Đối với những sản phẩm do Nhà nước quy định giá thì giá thoả thuận trong HĐKT phải phù hợp với quy định của nhà nước.

- Hình thức thanh toán được thực hiện theo phương thức và thời hạn ghi trong HĐKT.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)