Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 53 - 60)

5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng kinh tế

5.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế

a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng kinh tế

Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực

hoá, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ đã ghi trong hợp đồng....), và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.

b. Phạt hợp đồng

- Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật.

- Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tơn trọng hợp đồng, phịng ngừa vi phạm hợp đồng.

- Căn cứ phạt hợp đồng:

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng + Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng

- Mức phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật (theo luật Thương mại 2005 mức phạt vi phạm hợp đồng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm).

c. Bồi thường thiệt hại

- Là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khơi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh (bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra).

- Căn cứ bồi thường thiệt hại + Có hành vi vi phạm hợp đồng; + Có thiệt hại thực tế;

+ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại; + Có lỗi của bên vi phạm (khơng thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật);

- Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm hợp đồng.

- Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

d. Tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong HĐKT. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực.

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng là một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt thực hiện từ thời điểm một bên nhận được thơng báo đình chỉ (bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

- Huỷ bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị huỷ bỏ khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết (có thể huỷ bỏ một phần hoặc tồn bộ hợp đồng)

e. Miễn trách nhiệm Hợp đồng

Miễn trách nhiệm hợp đồng là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng khơng phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng.

Theo điều 294 Luật Thương mại, các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng như gặp thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn .... và các trở ngại khách quan không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp để áp dụng.

- Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do thủ tướng Chính phủ, trưởng ban phịng chống lụt bão trung ương hoặc Chủ tịch UBND tỉnh

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

- Học sinh tự soạn thảo một hợp đồng kinh tế (ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hoá ...) theo nội dung đã học;

- Học sinh tự đặt ra những trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế và đề xuất biện pháp xử lý.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Số: /HĐMB

- Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.

- Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).

Hôm nay, ngày........tháng.......năm............

Tại địa điểm:..............................................................................................................

Chúng tôi gồm: Bên A - Tên doanh nghiệp:...................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

- Điện thoại:...........................Telex:....................................Fax:..............................

- Tài khoản số:................................ Mở tại ngân hàng:............................................

- Đại diện là:.................................... Chức vụ:...........................................................

- Giấy ủy quyền số:.........................(nếu có). Viết ngày......tháng.......năm.......... Do.............................chức vụ.................... ký. Bên B - Tên doanh nghiệp:...................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................

- Điện thoại:...........................Telex:....................................Fax:..............................

- Tài khoản số:................................ Mở tại ngân hàng:............................................

- Đại diện là:.................................... Chức vụ:...........................................................

- Giấy ủy quyền số:.........................(nếu có). Viết ngày......tháng.......năm.......... Do.............................chức vụ.................... ký. Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung công việc giao dịch: 1. Bên A bán cho bên B: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Cộng..............................................................................................................

Tổng giá trị(bằng chữ):............................................................................................. 2. Bên B bán cho bên A:

Cộng:………………………………………………………………………... Tổng giá trị(bằng chữ):...................................................................................

Điều 2: Giá cả:

Đơn giá mặt hàng trên là giá................................(theo văn bản.............................. (nếu có) của..............................................................................).

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:

1. Chất lượng mặt hàng.......................................................được quy định theo. 2.

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu:

1. Bao bì làm bằng:.................................................................................................... 2. Quy cách bao bì:...............................cỡ........................kích thước:...................... 3. Cách đóng gói:

Trọng lượng cả bì: Trọng lượng tịnh:

Điều 5: Phương thức giao nhận:

1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Thời gian Địa điểm Bốc dỡ Vận chuyển Ghi chú

2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Thời gian Địa điểm Bốc dỡ Vận chuyển Ghi chú

3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên..................chịu. 4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc..................................).

5. Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua khơng đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là................................................đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán khơng có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.

6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, qui cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc khơng đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán khơng chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà khơng có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lơ hàng đó.

7. Mỗi lơ hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:

- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua; - Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; - Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng........ cho bên mua trong thời gian là:..................................tháng.

2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

Điều 7: Phương thức thanh tốn:

1. Bên A thanh tốn cho bên B bằng hình thức………...trong thời gian…………. 2. Bên B thanh tốn cho bên A bằng hình thức………...trong thời gian………….

Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)

Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:

1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào khơng thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà khơng có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới...................................% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).

2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:

1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).

2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần):

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng:

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực khơng q 10 ngày. Bên........................có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành............bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ......... bản, gửi cơ quan.................bản (nếu cần) .

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ: Chức vụ:

Ký tên Ký tên (Đóng dấu) (Đóng dấu)

CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ Mã chương: LKT04

Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các tranh chấp kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh và áp dụng được những kiến thức đó để giải quyết tranh chấp kinh tế theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu:

- Trình bày được bản chất của các tranh chấp kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh;

- Phân loại được các hình thức trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Áp dụng được các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế theo quy định của pháp luật;

- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kinh tế (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)