Quy trình triển khai và cấp chứng nhận PGS

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO HỆ THỐNG PGS TẠI HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 33)

(Ngun: tài liu k thuật ban điều phi, 2018)

Đối với các nông hộ hoặc cơ sở chế biến, kinh doanh khơng duy trì và đáp ứng được các tiêu chu n do hệ thống PGS quy định, Ban điều phối có thể thu hồi chứng nhận vĩnh viễn hoặc tạm thời tùy theo mức độ vi phạm. Việc cấp, thu hồi đều được bàn bạc, thống nhất, công khai thành nội quy, quy chế ngay từ đầu và được tất cả các thành viên đăng ký đồng thuận.

1.3.2.8. Hình thc t chc sn xut rau theo PGS

Hệ thống PGS có một cấu trúc đơn giản gồm nhiều “đơn vị”, mỗi đơn vị có vai trị và nhiệm vụ riêng được miêu tả theo bảng dưới đây:

(Nguồn: Ban điều phối PGS Việt Nam) Hình 1.2: Tổ chức hoạt động của hệ thống PGS

Có hai mối liên kết chính tạo nên sự nhịp nhàng trong việc vận hành hệ thống PGS hữu cơ.

(1) Liên kết dọc : kết nối các thành phần trong hệ thống gồm hộ nông dân, nhóm sản xuất, liên nhóm và ban điều phối

(2) Liên kết ngang : giúp củng cố các thành phần trong hệ thống thông qua hoạt động thanh tra, giám sát và trách nhiệm của các thành viên tham gia.

Liên kết dọc được củng cố và phát triển nhờ việc phát triển sản xuất, phân phối của hệ thống tại các vùng hoặc địa phương. Khi liên kết ngang phát triển, nó thể hiện sức lan tỏa của hệ thống vượt ra khỏi lãnh thổ của từng địa phương, tạo thành mạng lưới sản xuất theo chứng nhận PGS.

Như vậy hệ thống PGS được tạo nên nhờ sự tham gia tích cực và tự nguyện của các bên liên quan trong chuỗi để duy trì các biện pháp quản lý chất lượng cho sản ph m cung ứng ra thị trường. Trên từng thành phần của hệ thống PGS, mối liên kết được thiết lập dựa trên sự ràng buộc về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia

Liên nhóm XUÂN GIANG (5 nhóm) Nhóm SX Nhóm SX Nơn g ND ND ND Liên nhóm THANH XUÂN (9 nhóm) Nhóm SX Nhóm SX ND ND ND Nơn g Liên nhóm LƢƠNG SƠN (15 nhóm) Nhóm SX Nhóm SX ND ND ND ND

BAN ĐIỀU PHỐI (10 ngƣời)

Giám sát

nội bộ Giám sát nội bộ Giám sát nội bộ

 Hỗ trợ sản xuất  Marketing  Tổ chức thanh tra và ra quyết định chứng nhận  Xử lý ND vi phạm BVTV kiểm tra -Điều phối PGS -Cập nhật và duy trì hệ thống dữ liệu PGS -Cấp chứng nhận -Xử lý vi phạm ở các liên nhóm

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất rau hữu cơ theo PGS

1.4.1. Các yếu tố tự nhiên

Thời tiết: Sản xuất rau hữu cơ cần lưu ý sự biến đổi của thời tiết liên quan đến cấp gió và tình hình hạn hán, lũ lụt. Yêu cầu của sản xuất rau hữu cơ phải có sự ngăn cách mơi trường khơng khí với sản xuất thơng thường để tránh ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật được phun từ các thửa ruộng lân cận sang khu vực sản xuất rau hữu cơ, nếu tốc độ gió lớn và thường xuyên thay đổi sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất rau hữu cơ.

Đất đai: Đất sản xuất rau hữu cơ yêu cầu là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp; cách xa đường quốc lộ, khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang... để tránh những tác động xấu đến môi trường nước, khơng khí và nhiệt độ; thân đất cao, thoát nước tốt và ít bị ảnh hưởng của hạn hán hoặc lũ lụt.

1.4.2. Yếu tố kỹ thuật

Giống: Giai đoạn đầu khi người sản xuất chưa nắm vững quy trình canh tác rau hữu cơ, chưa từ bỏ được tập quán canh tác thông thường, việc sử dụng các biện pháp tự nhiên trong phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại thường đem lại hiệu quả thấp. Do đó, cần lựa chọn các giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để đưa vào sản xuất mới đem lại năng suất và chất lượng ổn định. Sau thời gian dài (3-5 năm) canh tác hữu cơ trên diện tích lớn, điều kiện đất đai và mơi trường được cải tạo tốt, thuận lợi cho cây trồng sẽ đưa vào các giống mới, đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng cao năng suất, sản lượng và chất lượng.

Thời vụ gieo trồng: Sản xuất rau hữu cơ thể hiện tính chất mùa vụ rõ rệt nhất bởi phương thức canh tác hữu cơ dựa vào sự tương tác của hệ sinh thái và hạn chế sự tương tác nhân tạo, đặc biệt là không cho phép tác động bằng hóa chất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và bảo vệ thực vật. Do đó, phải bố trí đúng khung thời vụ mới đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất, chất lượng cao.

Khoa học kỹ thuật: Do nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực

vật hóa học, khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất rau hữu cơ trước tiên cần tập trung vào các công nghệ ngăn chặn sự xâm hại của côn trùng gây bệnh (nhà lưới, nhà kính), thiết kế lồi thiên địch, loài dẫn dụ để phòng trừ sâu bệnh… Tiếp đó là cơng nghệ làm đất, làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch và cơng nghệ chế biến, bảo quan sau thu hoạch. Tác động của khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm sức lao động của con người và đa dạng hóa sản ph m hữu cơ.

1.4.3. Yếu tố về kinh tế - quản lý

Sản xuất rau hữu cơ chịu sự chi phối của các quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, tác động của chính sách... và của rất nhiều yếu tố đầu vào khác như đất đai, lao động, giá sản ph m đầu ra, vốn sản xuất, thị trường...

1.4.3.1. Yếu tố về kinh tế

Lao động: Sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong phương

thức canh tác, yêu cầu người nông dân phải thay đổi trước hết từ tập quán canh tác truyền thống lâu đời, đó là tập quán sử dụng phân hóa học để cung cấp dinh dưỡng cho cây, “thấy cây chậm lớn là bón” hay là việc "phun thêm cho chắc" (IFPRI, 2002) trong bảo vệ thực vật; tiếp đó là khả năng tiếp nhận và vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Như vậy, yêu cầu họ phải đủ trình độ để hiểu bản chất sự phát triển của cây rau và sự vận động của nó trong hệ sinh thái, quy trình tích lũy dinh dưỡng trong tự nhiên; hiểu rõ đặc tính của các loại sâu bệnh để áp dụng các biện pháp dẫn dụ và thiên địch...Do đó, lực lượng lao động phải hiểu được ý nghĩa, mục đích, lợi ích của canh tác hữu cơ đồng thời phải tiếp nhận được tri thức mới.

Vốn: Khác với sản xuất thông thường, sản xuất rau hữu cơ gắn chặt với điều kiện sinh thái bản địa, không cho phép sự tác động của biện pháp hóa

học lên sự sinh trưởng, phát triển của cây rau. Do đó, đối với chi phí cố định thì người sản xuất cần một lượng vốn lớn đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất như nhà lưới, nhà kính (ngăn chặn cơn trùng xâm nhập, điều hòa nhiệt độ, ánh sáng...), hệ thống thủy lợi và hạ tầng khác; đối với chi phí lưu động, tập trung ở chi phí phân ủ để cung cấp dinh dưỡng cho cây, trong khi canh tác thông thường dành phần lớn chi phí cho phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, điều này dẫn đến thời điểm huy động vốn cho sản xuất rau hữu cơ cũng có sự khác biệt, tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu của chu kỳ sản xuất (thời điểm ủ phân và chu n bị giống).

Giá sản phẩm: Sản xuất rau hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn, thời gian sinh trưởng và phát triển của cây rau dài hơn, năng suất thấp hơn thông thường nên giá cả là yếu tố quyết định sự duy trì và phát triển sản xuất. Sự biến động của giá cả theo mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp (vụ sớm và vụ muộn thường bán giá cao, lúc chính vụ lại giá thấp; được mùa rớt giá, mất mùa lại được giá...) có tác động rõ rệt đến hộ sản xuất rau hữu cơ, giá thấp dẫn đến tỷ lệ hộ sẵn sàng từ bỏ canh tác hữu cơ sang phương thức khác có thể rất lớn, cịn khi giá cao, việc mở rộng sản xuất lại không thể nhanh chóng. Thơng qua sự biến động của giá cả sẽ cho thấy ứng xử của người sản xuất gắn với điều kiện nguồn lực hiện có của họ. Khi giá cao, các hộ sẽ tập trung vốn, lao động, đất đai để sản xuất và ngược lại khi giá thấp các hộ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi đối tượng sản xuất.

Cơ sở hạ tầng sản xuất: Sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi sự đầu tư hạ tầng

lớn hơn nhiều so với canh tác thông thường bởi cần nhiều hạ tầng riêng biệt mà không thể “khai thác” hạ tầng sẵn có như hệ thống kênh mương (vì nghiêm cấm sử dụng nước từ sông, suối, ao hồ tự nhiên). Mỗi khu vực sản xuất rau hữu cơ bắt buộc phải xây dựng giếng đào hoặc giếng khoan; nguyên tắc không được phép sử dụng thuốc bảo vệ hóa học để diệt trừ sâu bệnh dẫn

đến nhu cầu về hệ thống nhà lướt và nhà kính ngăn chặn cơn trùng cấp thiết hơn sản xuất rau thông thường.

Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ: Rau hữu cơ ln có giá cao hơn các

loại rau khác trên thị trường nên rất “kén khách”. Người tiêu dùng trong thị trường tiêu thụ rau hữu cơ thường có thu nhập khá và cao. Các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản ph m rau hữu cơ tập trung phân phối tại các khu đô thị lớn, định hướng đối tượng người tiêu dùng có mức sống cao sẽ đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Vì rau hữu cơ là một khái niệm mới, còn xa lạ đối với đại bộ phận người tiêu dùng, cần lưu ý một số đặc điểm thói quen tiêu dùng của khách hàng để có phương án chăm sóc phù hợp.

1.4.3.2. Yếu tố quản lý

Quy hoạch vùng sản xuất: Không giống như sản xuất thông thường,

điều kiện đầu tiên của sản xuất rau hữu cơ là lựa chọn được vùng đủ điều kiện về tính chất đất và nguồn nước ngầm, nếu khơng có cơng tác quy hoạch, người nông dân tự xoay sở tập trung khu vực sản xuất bằng cách dồn ruộng, đổi ruộng tự phát thì sẽ khơng hình thành vùng sản xuất tập trung. Do đó, phát triển sản xuất rau hữu cơ phải gắn liền với công tác quy hoạch. Quy hoạch vùng sản xuất cịn có tác động tích cực đến cơng tác quản lý dịch bệnh, tưới tiêu, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhất là tạo ra vùng nguyên liệu lớn sẽ thu hút doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ rau hữu cơ.

Tổ chức thực hiện: Công tác quy hoạch sản xuất rau hữu cơ phải gắn

với công tác tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ, thống nhất cũng như sự liên kết của "Bốn Nhà" phải chặt chẽ để phát huy các nguồn lực trong sản xuất. Nếu việc liên kết tốt sẽ thúc đ y việc mở rộng, phát triển sản xuất rau hữu cơ và ngược lại.

Chính sách của Nhà nước: Trong cơ chế thị trường, chính sách của

Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước vẫn chưa ban hành chính sách dành riêng cho sản xuất-tiêu thụ rau hữu cơ, điều này dẫn đến tâm lý của người sản xuất chưa ổn định, khơng khuyến khích đầu tư cho sản xuất, khó nâng cao tốc độ tăng trưởng và đặc biệt là chưa giác ngộ được người tiêu dùng coi rau hữu cơ là một sản ph m chính thống.

1.4.3.3. Yếu tố tuân thủ và giám sát theo hệ thống PGS

Sự tuân thủ: Học hỏi và cải thiện liên tục là một trong những nguyên tắc xuyên suốt của PGS. Tương tự với cơ chế giám sát tuân thủ của nhiều hệ thống chứng nhận khác, PGS sử dụng thanh tra nội bộ như là công cụ để kiểm tra và sửa lỗi. Thanh tra chéo được áp dụng nhằm loại bỏ xung đột lợi ích. Bên cạnh đó, sự tham gia của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước vào thanh tra nội bộ là yếu tố khác biệt, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong giám sát tuân thủ, hướng đến tạo niềm tin cho khách hàng. PGS sẽ không mang lại hiệu quả nếu đội ngũ thanh tra nội bộ làm không tốt chức năng của mình. Có thể nói, thanh tra nội bộ là linh hồn của hệ thống quản lý chất lượng PGS.

Xử phạt khi vi phạm: Hình thức, mức độ xử phạt do các nhóm tự quy định do vậy tính sở hữu và làm chủ cao. PGS áp dụng các biện pháp xử phạt vì mục đích cải thiện do vậy yếu tố này cịn đóng góp và q trình hồn thiện của hệ thống và chất lượng sản ph m. Ngoài ra, quyết định xử phạt được thông báo rộng rãi bằng văn bản trong toàn hệ thống, vi phạm về nhãn hiệu có thể được thơng báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo vệ người tiêu dùng. Điều này sẽ tạo dựng tính minh bạch và uy tín của hệ thống PGS. Mục đích của việc thanh tra giám sát là hỗ trợ các bên liên quan trong hệ thống PGS và nắm bắt được tình hình của nhóm nơng dân, người sản xuất kịp thời hỗ trợ khi nhóm cần giúp đỡ, đồng thời cũng giúp cho các nhóm nơng dân sửa chữa, uốn nắn khi làm sai quy trình. Chứng nhận cho nhóm sản xuất

nào là sự cơng nhận của tất cả bên liên quan đối với chất lượng sản ph m của nhóm đó.

Để thực hiện việc thanh tra, giám sát và chứng nhận tuân thủ, cần phải: - Xây dựng quy trình tiếp nhận thơng tin cho nhóm hộ nơng dân, liên nhóm, nhóm điều phối;

- Xây dựng bộ tiêu chu n cho sản ph m đạt chứng nhận, và hình thức cấp chứng chỉ cho Nhóm sản xuất;

- Quy định thời gian phương pháp kiểm tra, thanh tra, phương pháp đánh giá, xác định tiêu chu n chất lượng đạt hay chưa đạt;

- Định rõ các trường hợp vi phạm và đưa ra phương án xử lý sai phạm - Tiến hành thanh tra, gián sát định kỳ niềm tin với khách hàng.

1.5. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

1.5.1. Thực trạng sản nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và ở Việt Nam

1.5.1.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được hiểu là đã biết canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản xuất NNHC theo khái niệm hiện tại của IFOAM thì cịn rất mới mẻ và mới chỉ được bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản ph m tự nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất kh u sang một số nước châu Âu.

Theo số liệu FiBL-IFOAM công bố năm 2018, năm 2016 Việt Nam có 53.348 hecta sản xuất NNHC được chứng nhận (tương đương 0,5% tổng diện tích canh tác), cộng với 58.199 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/sinh thái và 7.208 hecta rừng nguyên sinh để khai thác các sản ph m hữu cơ tự nhiên. Về xu hướng, diện tích sản xuất NNHC của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ giảm mạnh.

Doanh số bán lẻ sản ph m NNHC của Việt Nam đạt 18 triệu Euro, tiêu thụ sản ph m hữu cơ theo đầu người là 0,2 Euro (Thuỵ Sĩ là nước có mức tiêu thụ sản ph m hữu cơ theo đầu người cao nhất là 274 Euro). Tổng giá trị xuất kh u các sản ph m hữu cơ của Việt Nam là 77 triệu euro. Các sản ph m hữu cơ đang được xuất kh u là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ của Việt Nam (2011 - 2016)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO HỆ THỐNG PGS TẠI HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)