- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
3.1.1. Những kết quả đạt được
Về bộ máy kế toán
Cùng với sự phát triển chung của cơng tác quản lý, bộ máy kế tốn đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý hạch tốn của cơng ty. Nhìn chung, bộ máy bộ máy kế tốn của đơn vị đã thực hiện khá tốt chức năng của mình như: cung cấp thông tin, phản ánh khá trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các chủ thể liên quan. Cơng ty tổ chức kế tốn theo mơ hình kế tốn tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều được tập trung xử lý tại phịng kế tốn cơng ty. Điều này sẽ giúp cho công tác quản lý đơn giản và dễ dàng hơn. Mặt khác, các cán bộ phịng kế tốn đều là những người có trách nhiệm cao và nhiệt tình trong cơng việc nên phịng kế tốn ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục giúp ban lãnh đạo đánh giá được chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong bất kỳ thời điểm nào một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả.
Đồng thời trong bộ máy kế tốn, việc phân cơng cơng việc là khá hợp lý. Mặc dù công ty có quy mơ nhỏ, nhưng việc tổ chức phịng kế tốn rất được chú trọng, vừa khơng cồng kềnh, vừa đảm bảo sắp xếp công việc được thuận lợi. Phịng kế tốn được phân chia theo các phần hành kế toán khác nhau. Mỗi nhân viên kế toán sẽ đảm nhận một hoặc một số phần hành nhất định, phù hợp với trình độ chun mơn của từng người. Kế tốn trưởng là người kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của các phần hành cũng như chỉ đạo thực hiện các yêu cầu của cấp trên. Việc phân chia như vậy giúp các nhân viên kế tốn xác định chính xác nhiệm vụ, cơng việc của mình, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực hiện; tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các
cá nhân, bộ phận; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy thông tin cũng như việc kiểm tra, giám sát và đối chiếu thông tin khi cần thiết.
Về hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán, là cơ sở pháp lý của số liệu kế tốn. Cơng ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo tính chính xác, hợp lý khi phản ánh mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để xác định kết quả kinh doanh, bộ phận kế toán sử dụng các chứng từ như: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có,... Cơng tác lập, ln chuyển và bảo quản lưu trữ chứng từ đảm bảo tuân thủ chế độ kế tốn Việt Nam hiện hành, chứng từ ln có đầy đủ nội dung, chữ ký của các bên liên quan, phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính tốn các chỉ tiêu kinh tế giữa kế tốn và các bộ phận khác có liên quan đến việc tiêu thụ hàng hố. Việc sắp xếp chứng từ khoa học khiến cho quá trình tra cứu số liệu kế toán để lên sổ sách, tiến hành xác định kết quả kinh doanh khá nhanh chóng và thuận tiện.
Về hệ thống tài khoản kế tốn
Các tài khoản mà cơng ty sử dụng phù hợp với quy định về hệ thống tài khoản kế toán theo Thơng tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế tốn DN nhỏ và vừa của Bộ Tài chính. Việc sử dụng các tài khoản này phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.
Về sổ kế tốn
Là một doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ nên cơng ty đã lựa chọn áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung để hạch toán ghi chép các thơng tin kế tốn của mình. Đây là hình thức kế tốn đơn giản, mẫu sổ dễ hiểu, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân cơng lao động kế tốn. Việc ghi chép dựa trên cơ sở các chứng từ hợp pháp và đã được sắp xếp khoa học nên số liệu trên sổ kế toán trùng khớp với số liệu trên chứng từ. Với hình thức Nhật ký chung, hệ thống sổ kế toán được mở hợp lý, đầy đủ theo đúng quy định.
- Quy trình kế tốn trong cơng ty phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán DN nhỏ và vừa. Theo chế độ kế tốn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán thực hiện ghi vào các sổ kế toán liên quan và thực hiện luân chuyển, lưu trữ chứng từ theo đúng qui định của chế độ hiện hành. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số phát sinh doanh thu, chi phí từ các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản liên quan thực hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Kế tốn tại cơng ty đã vận dụng các ngun tắc kế tốn như: cơ sở dồn tích, ngun tắc giá gốc, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc phù hợp… trong hạch tốn nói chung và trong ghi nhận doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
- Phương pháp hạch toán: cơng ty đã thực hiện tương đối chính xác, phù hợp với chế độ kế tốn cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị như: hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xun, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ…
Tóm lại cơng tác tổ chức kế tốn nói chung và kế tốn kết quả kinh doanh nói riêng nhìn chung đã tn thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành quy định về mở sổ kế toán, ghi chép vào sổ và sử dụng các chứng từ liên quan…để đảm bảo các số liệu kế tốn ln được phản ánh chính xác, nhanh chóng kịp thời, góp phần giúp các nhà quản trị cơng ty trong việc hoạch định chính sách kinh doanh.