KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHU NEO ĐẬU CỬA SÔNG CÁI

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 55 - 99)

VĨNH THỌ- TP. NHA TRANG.

I.1. Tổngquan về khu neo đậu Cửa Sông Cái.

o Nằm trong toạ độ: (12015’20”N đến 12016’10”N; 109012’05”E đến 109011’40”E ). Phía Đông là Vịnh Nha Trang, phía Tây là thượng nguồn Sông Cái, phía Bắc giáp phường Vĩnh Thọ- Tp. Nha trang, phía Nam giáp phường Vĩnh Phước và phường Xương Huân- Tp.Nha trang. Đây là khu neo đậu nằm ngay cửa Sông Cái Nha Trang.

o Khu neo đậu Cửa Sông Cái có một số lượng lớn tàu thuyền neo đậu mà chủ yếu là tàu thuyền của 3 phường: Xương Huân, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ. Số lượng tàu thuyền neo trung bình khoảng trên 300 chiếc tàu lớn nhỏ. Nghề khai thác chủ yếu là: Lưới cản, câu ven bờ, lưới kéo, câu cá ngừ đại dương.

I. 2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tại khu neo đậu Cửa Sông Cái.

a. Khítượng.

o Khu neo đậuCửa Sông Cái Nha Trang chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng biển Khánh Hoà. Thời tiết ấm, nóng khá ổn định khoảng 9 tháng từ tháng I đến tháng IX, được phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.  Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc tháng XII. Mùa mưa gió thịnh

hành là gió Bắc và gió Đông Bắc. Trong mùa mưa ít xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, lốc và giông.

 Mùa khô từ tháng I đến tháng IX; hướng gió thịnh hành là hướng Nam, Đông Nam và Tây Nam.

BảngIII.1: Tầnsuất gió thịnh hành

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nha trang N 22.5 NE 19.3 NE 15.3 SE 18.2 SE 20.2 SE 22.4 SE 25.2 SE 16.4 SE 15 NE 14 N 21 N 30.7

BảngIII.2: Tốc độ gió trung bình các tháng và năm: Đơn vị:m/s Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

Cửa Sông Cái 3.4 3.1 2.6 2.3 1.9 1.6 1.7 1.6 1.7 2.2 3.3 4.0 2.4

 Như vậy theosố liệu thu thập từ Công ty Quản Lý Cảng Cá tỉnhKH tại khu neo đậu Cửa Sông Cái thì tốc độ gió trung bình các tháng trong khu neo đậu Cửa Sông Cáithường chênh lệch so với ngoài vịnh Nha Trang từ(0.3÷0.7)m/s. Điều này đúng với kết quả trong phiếu điều tra tại khu neo đậu Cửa Sông Cái. Và tại các khu vựckhác nhau tàu thường neo đậu trong khu neo đậu Cửa Sông Cái thì chênh lệch tốc độ gió so với Vịnh Nha Trang cũng là khác nhau:

Bảng III.3: Bảng chênh lệch gió giữa Vịnh Nha Trang với KNĐ Cửa Sông Cái

Khu vực Trước Bến Cù Lao Góc đông nam Góc Đông Bắc Nhánh sông Nam Xóm Bóng Chênh lệch (lần) 0.7 0.3 0.3 0.4

o Nhiệt độ trung bình năm dao động 260 đến 270C, biên độ nhiệt năm từ 4,5 đến 4,80C.

b. Thuỷ văn:

Vịnh Nha Trang là một vịnh rộng và thông thoáng với biển khơi từ hai cửa lớn ở phía Bắc và phía Nam Hòn Tre. Chính vì thế, khả năng trao đổi các điều kiện thuỷ văn với biển Đônglà rất lớn.Vịnh Nha Trang có thể được chia làm hai tiểu vùng: Vùng ở phía Bắc( vùng I) và vùng nằm ở phía Nam(vùng II) của đảo Hòn Tre- Mũi Chụt. Khu neo đậu Cửa Sông Cái nằm ở tiểu vùng I (phía Bắc của đảo Hòn Tre).

o Thuỷtriều tại đây là nhật triều không đều và diễn biến như sau: từ tháng X đến tháng III sang năm,nước cạn vào buổi sáng; từ tháng IV đến tháng IX, nước thường cạn vào buổi chiều; trong tháng IX v à tháng X, nước cạn vào

buổi trưa; tháng III và tháng IV nư ớc cạn vào nửa đêm. Thuỷ triều tại đây mạnh nhất vào các tháng VI-VII và XI- XII.Khu neo đậu cửa sông cái chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều. khi thuỷ triều xuống thấp việc ra vào luồng gặp rất nhiều khó khăn do độ sâu không đảm bảo.

o Xu thế dòng chảy tầng mặt trong tiểu vùng này nhìn chung biến đổi phụ thuộc vào hệ thống Gió Mùa: trong thời kì gió mùa Đông Bắc, dòng chảy tầng mặt có hướng Tây Nam và Nam; trong thời kì gió mùa Tây Nam, dòng chảy có hướng Đông Bắc; ở các tầng sâu hơn 5m, dòng chảy nhìn chung có hướng ngược lại so với tầng mặt. Tốt độ trung bình dòng chảy tầng mặt trong vùng này có giá trị tươngđối lớn khoảng 40cm/s vào thời kì gió mùa Đông Bắc, 28cm/s vào thời kì gió mùa Tây Nam, còn vào các thời kì chuyển mùa thì nhỏ hơn và xu thế kém ổn định về hướng.

o Các hướng sóng tác động chủ yếu nhất cho dải ven biển KH là: Đông- Bắc và Đông-Nam. Sóng hướng Đông-Bắc và Đông-Nam có tần suất xuất hiện cao nhất (13.2% và 13.6%), đó là những hướng đại diện cho 2 trường gió mùa chủ yếu của khu vực nghiên cứu; mùa gió mùa Đông Bắc( từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và mùa gió mùa Tây Nam (các tháng 6,7,8) , ti ếp theo là các sóng hướng Tây-Bắc (11.4%), Bắc (10.8%), Đông (5.7%)… trong đó, hướng sóng tác động mạnh nhất vào dải bờ là hướng Đông Nam. Tuy nhiên tại khu neo đậu Cửa Sông Cái h ướng sóng này không ảnh hưởng lớn bằng hướng sóng Đông Bắc. Thông th ường sóng trong khu neo đậu chênh lệch so với sóng ngoài Vịnh Nha Trang khoảng (0.3 đến 0.7)m/s, tuỳ thuộc vào khu vựcCửa Sông Cáihay khu vực trong khu đậu tàu Xóm Cồn.

I.3.Cơ sở hạ tầngtại khu neo đậu Cửa Sông Cái.

Ban quản lý khu neo đậu: Không có, không thuộc quản lý của công ty quản lý cảng cá từ tháng 8/2007. Hiện nay thuộcquản lý của Sở Kế Hoạch Đầu Tư.

Cầu tàu : không có mà tàu chủ yếu cập xa xa bờ sau đó chèo thúng vào bờ hoặc lội nước vào bờ để dỡ cá, về bờ, chuẩn bị lương thực thực phẩm cho chuyến biển.

Cọc bích, trụ buộc tàu: không có, chỉ có những những chỗ buộc tàu của ngư dân tạo cho tàu thuyền của mình buộc.

Phao báo hiệu luồng, báo hiệu chướng ngại vật: không có.  Thông tin liên lạc: không có.

Nước ngọt, lương thực: không có nguồn cung cấp chính, được quản lý mà lấy từ nhiều nguồn khác nhau không đ ược quản lý như: nhà dân, chợ… sau đó ngư dân tự tập kết đến chỗ tàu neo đậu rồi đưa lên tàu.

Sản xuất nước đá: Có 3 cơ sỏ sản xuất nước đá chính gồm: 2 ở phường Vĩnh Phước, 1 cơ sở ở phường Xương Huân và nhiều cơ sở nhỏ lẻ tại phường Vĩnh Thọ. Đáp ứng đầy đủ lượng đá cho các tàu thuyền neo đậu trong khu vực Cửa Sông Cái.

Trạm xăng: Có 1 trạm ngay sát ven bờ (gần ban quản lý bến cá cũ) cung cấp cho toàn bộ tàu cá neo đậu trong khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở sửa chữa tàu: Có 1 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu Sông Thuỷ nằm phía trong Tháp Bà Pônaga .

Đường vàokhu neo đậu: Quanh khu vực có nhiều con đường lớn thuận lợi cho việc đi lại như: Đường 2/4, Đường Phạm Văn Đồng, Đường Trần Phú, Đường Tháp Bà và một con đường nối từ đườngTháp Bà vào tận bến cácũ nên việc vận chuyển sản phẩm sau khai thác rất thuận lợi.

Xưởng chế biến dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm sau khai thác đ ược bán ngay tại bến cho các đầu nậu và các công ty chế biến rất thuận lợi. Hầu như không có tình trạng cá khai thác về mà không bán được hoặc chịu ép giá (trừ cá ngừ đại dương bán trên biển thì bị ép giá do các Công Ty Độc Quyền mua cá ngừ). Ở nha trang có nhiều công ty chế biến thuỷ sản, đông lạnh nên sản phẩm cá khai thác về không đáp ứng đủ nhu cầu cho các công ty chế biến thuỷ sản và các công ty này còn phải nhập từ tỉnh khác.

I.4.Vùng nước đậu tàu.

Khu vực đậu tàu trải dài từCầu Trần Phú vào trong Sông Cái, không có giới hạn do tàu thuyền neo đậu bừa bãi và nhánh sông vòng quanh Xóm Bó ng chảy qua cầu Hà Ra. Độ rộng vùng nước đậu tàu ngày một thu hẹp, không đảm bảo tàu thuyền lớn có thể vào neo đậu.

I.5. Luồng vào Bến.

o Độ dài luồng từ biển vào khu neo đậu, bến cá khoảng 1,5km quanh co ph ức tạp.

o Có nhiều chướng ngại vật trên luồng: ngoài cửa luồng là BãiĐá (Phía ngoài Cầu Trần Phú) làm cho độ rộng luồng bị giảm; tại chân cầu Trần Phú là bãi cát ngầm (phía nam chân cầu) v à xác tàu đắm (phía bắc chân cầu trần phú); phía trong cầu trần phú là bãi cát nhô ra (phía bắc khu neo đậu ) chắn ngang luồng vào Bến Cù Lao (cũ).

o Không có biển báo chướng ngại vật và chỉ dẫn luồng vào khu neo đậu trên luồng.

o Độ sâu luồng vào không đảm bảo khi thuỷ triều xuống thấp. Đặc biệt tại phía ngoài cồn cát nhô rachắn ngang luồng vào Bến Cá Cù Lao cũ do có nhiều đá cuội ngổn ngang độ sâu chỉ khoảng 0.5m khi thuỷ triều xuống thấp nhất.

I.6. Diện tích theo từng độ sâu.

o Cửa luồng độ sâu khi thuỷ triều xuống thấp nhất là 0,9m. Đây là khu vực nằm ngay dưới chân cầuTrần Phú và phía ngoài cầuTrần Phú. Diệntích khu vực này khoảng 1,5km2.

o Phía trong cầu trần phú: Độ sâu khu vực n ày không đều. tại các khu vực khác nhau trong khu neo đậu thìđộ sâu khác nhau.

Bảng III.4: Diện tích v à độ sâu các khu vực tàu thường neo đậu trong KNĐ Cửa Sông Cái

Khu vực Diện tích(ha) Độsâu trung bình(m)

Trước cửa Bến Cù Lao 3 0.8

Góc Đông Bắc 0.5 0.8

Nhánh sông Nam Xóm Bóng 1.5 1

I.7. Chất đáy:

o Phía ngoài Cầu Trần Phú đáy chủ yếu là cát chỉ có khu vực giữa luồng là bùn cát.

o Phía trong cầu đáy là bùn cát thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu.

I .8.Chướng ngại vật:

Tại cửa luồng phía ngoài cầu trần phú khu vực phía bắc cầu có một bãi cát nối liền từ bờ ra đến bãi đá trước cửa luồng, một xác tàu chìm ngay sát cầu trần phú phía (chếch chếch về phía bắc). Chính vì thế, để đi được vào luồng chỉ có một luồng Phía Nam bãi đá. Phía trong Cầu Trần Phú có rất nhiều ch ướng ngại vật trong đó có 3 chỏm đá, 1 dải cát cắt ngang từ Bắc Cầu Trần Phú đến giữa luồng, đặc biệt nguy hiểm đó là dải đá ngầm từ chỏm đá giữa luồng nối dải cát cắt ngang từ Bắc Cầu Trần Phú đến giữa luồng và rất nhiều chướng ngại vật nguy hiểm khác. Sau đây là bảng các chướng ngại vật chủ yếu:

a) Bãiđá cửa luồng Cầu Trần Phú và bãi cát đá nối từ bãiđá vào đường Phạm Văn Đồng( hình III.1)

o Toạ độ:(12015’35”N đến 12015’40”N;109012’02E đến 109012’05).

Hinh III.1 Bãiđá trướcvà dải cát

o Khi thuỷ triều xuống chướng ngại vật nổi lên rất rõ, nó bao phủ toàn bộ phía bắc cửa luồng. Khi thuỷ triều lên tuy không nhìn thấy chướng ngại vật nhưng tàu thuyền cũng không thể qua lại đ ược. Chính vì thế, để vào được Bến Cá Cù Lao chỉ có một cửa vào duy nhất là luồng Phía Nam bãiđá. Độ sâu luồng là đủ nhưng khi vào ban đêm ch ỉ có những tàu thuyền quen thuộc luồng mới ra vào còn lại phải neo bên ngoài chờ trời sáng khi đó tàu mới vào bến. Chướng ngại vật đặc biệt nguy hiểm khi sóng ngoài Vịnh Nha Trang lớn làm tàu có thể bị song xô vào BãiĐá.

b) Bãi cát phía trong Cầu Trần Phú từ bờ bắc kéo đến giữa luồng (hình III.2) Đây là bãi cát ngày một được mở rộng do bồi đắp của thuỷ triều và phù sa Sông Cái Nha Trang. Ở đây cũng có nhiều túp lều đ ược dựng lên che khuất tầm nhìn tàu thuyền ra vào bến. Nếu không có kế hoạch nạo vét kịp thời nó sẽ gây trở ngại rất lớn cho tàu thuyền ra vào khu vực neo đậu trước Bến Cá Cù Lao. Bãi cát này chính là nguyên nhân gây ra nư ớc xoáy rất mạnh khi đi trong luồng trong mùa nước lũ.

c) Bãi đá ngầm nối cồn cát chắn ngang luồng phía trong Cầu Trần Phú

chỏm đá giữa luồng (hình III.3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bãi đá ngầm được lộ rõ khi nước xuống thấp. Khi thuỷ triều xuống thấp thì tàu thuyền không thể ra vào Bến Cá Cù Lao được do bãi đá ngầm này. Bãi đá lởm

Cồn cát chắn ngang luồng

chởm, sắc nhọn chắn ngang hết luồng. Khi các tàu thuyền lạ vào cập bến và các thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm thì rất nguy hiểm do khi nước lớn thì bãiđá ngầm này không lộ rõ.

d) Các chỏm đá trong khu vực Bến Cá Cù Lao ( hình III.4).

Trong bến cá cù lao có 3 chỏm đá nằm riêng biệt, lộ rõ trên mặt nước gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại trong bến. Khi nước lũ trên thượng nguồn cao chảy mạnh. Nó tác động mạnh đến dòng chảy làm dòng chảy trong luồng xoáy, khó lường gây khó khăn cho tàu thuyền. Đặc biệt khi tàu thuyền neo đậu tại khu vực

Hình III.4 Hình III.3

Nhiều mỏm đá nhô lên giữa luồng

trước cảng nếu neo đậu không chắc, rê neo rất nguy hiểm, vỡ tàu vì vađập vào các chỏm đá này.

I.9. Đặc điểm địa hình che chắn:

 Nhìn trên hình ta thấy phía đông bắc (NE) là: Hòn Đỏ, Bãi Đá và Bãi Đá Ngầm; phíađông nam (SE) là Đảo Hòn Tre, Bãi Đá phía ngoài Cầu Trần Phú che chắn hầu như toàn bộphía Đông KNĐ. Điều đó làm cho sóng trong KNĐ không lớn bằng ở ngoài Vịnh Nha Trang: Sóng từ ngoài biển khơi qua cửaBắc Đảo Hòn Tre vào sâu trong Vịnh Nha Trang. Do độ rộng Vịnh Nha Trang tại phía Bắc Đảo Hòn Tređủ rộng nên sóng vẫn lớn và dòng chảy theo chế độ đảo tức là quyện quanh các đảo (do dòng thay đổi khi gặp các chướng ngại vật) nhưng khi đi sâu vào trong khu neo đậu Cửa Sông Cái thì do có sự che chắn của các chướng ngại vật trước cửa luồng nên cường độ sóng giảm mạnh khiến sóng trong KNĐ không lớn màcó cường độ nhỏ hơn ngoài Vịnh Nha Trang từ 0.3 đến 0.7m/s. Sóng càng nhỏ nữa khi có mưa lớn trên thượng nguồn Sông Cái nước mưa trên thượng nguồn chảy xuống ra cửa biển gặp sóng nên cản sóng vào khu vực bến. Tuy nhiên, sự giao hoà này đã tạo nên dòng chảy xoáy phức tạp gây nguy hiểm cho tàu thuyền ra vàokhu neo đậu.

 Ngoài ra phải kể đến sự chắn gió đáng kể của Cầu Trần Phú. Đây là vật cản rất hữu hiệu mọi hướng gió thổi từ biển vào do độ cao, độ rộng, độ dày của cầu là

Hình III.5: Địa hình che chắn phía SE cửa vào KNĐ

Hình III.6:Địa hình che chắn phía NE cửa vào KNĐ

HònĐỏ Bãiđá

Hòn Tre

đủ lơn, hơn nữa Bến Cá Cù Lao lại nằm ngay dưới chân cầu. Do đó hướng gió SE chủ yếu từ tháng IV đến tháng IX đã bị giảm bớt khi thổi từ biển qua cầu vàokhu neo đậu.

 Hướng S, SW được chắn bởi khu dân c ư Xóm Cồn Và Xóm Bóng ở ngay sát bến cá.

 Hướng N, NW, NE được che chắn bởi đồi LASAN. Chính vì thế vào các tháng X, XI,XII đến tháng II năm sau gió trong KNĐlà không lớn lắm.

I.10. Công tác sắp xếp tàu thuyền neo đậu.

o Việc neo đậu trong bến là tự do, không chịu sự quản lý của nhà nước: miễn sao tàu thuyền neo đậu chỗ nào thuận lợi cho ngư dân nhất là được.

o Tàu thường neo đậu tại các khu vực:

Bảng III.5: Số lượng tàu thuyền neo đậu tại các khu vực

Khu vực neo đậu Số lượng tàu thuyền (chiếc)

Trước Bến Cù Lao 50

Góc Đông Nam 20

Góc Đông Bắc 150

Nhánh sông Nam Xóm Bóng 100

o Hướng neo đậu tàu :

 Nếu neo riêng biệt thì tàu neo gần bờ thì neo 2 neo lái và mũi quay tàu vào bờ, tàu neo đậu giữa luồng thì neo dọc sông ngược dòng nước.

 Nếu tàu neo đậu liên kết nhiều tàu thì hướng neo đậu chủ yếu là:Đông-Tây hoặc Nam- Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I.11. Trang bị của các tàu thuyền neo đậu trong KNĐ Cửa Sông Cái.

Theo điều tra từ các chủ tàu, thuyền trưởng có tàu thuyền neo đậu tại KNĐ Cửa Sông Cái (chủ yếu tàu câu cá ngừ đại dương) ta thu được kết quả như sau:

Bảng III.6: Trang bị neo của tàu thuyền trong KNĐ Cửa Sông Cái. Stt Số đăng kí Số lượng Kí hiệu Trọng lượng (kg)

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 55 - 99)