Công tác quản lý khu neo đậu tàu thuyền nghề cá

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 51 - 55)

IV. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN MỘT KHU NEO ĐẬU

V.5.5. Công tác quản lý khu neo đậu tàu thuyền nghề cá

a. Công tác tổ chức cán bộ.

o Sắp xếp tổ chức, bộ máy đảm bảo vận hành tốt cảng cá.

o Tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, lao động phải theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

o Phối hợp với Liên đoàn lao động, Công đoàn Ngành Thuỷ Sản địa phương tổ chức, hướng dẫn thành lập công đoàn, nghiệp đoàn tại các cảng cá để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

o Cán bộ, nhân viên của Ban quản lý cảng cá đ ược trang bị đồng phục.

b.Cơsở pháp lý và chấp hành pháp luật trong khu neo đậu.

o Hoạt động bến cá, khu neo đậu phải tuân thủ theo các quy định của Trung Ương, địa phương.

o Hoạt động của các cảng cá, khu ne o đậu phải theo đúng chủ tr ương, chính sách của địa phương.

c. Quảnlý, khai thác và bảo vệ khu neo đậu.

o Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, khai thác, s ử dụng cảng cá theo pháp luật. Hướng dẫn và làm các thủ tục nhanh chóng cho người, tàu cá và các phương ti ện khác ra, vào cảng cá.

o Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá và ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân đầu t ư vào khai thác, sử dụng cảng cá theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành.

o Lập sổ theo dõi tình hình khai thác, sử dụng và tình trạng kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng cảng cá.

o Định kỳ duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng cảng cá, đảm bảo sử dụng lâu, bền và an toàn mọi tài sản của cảng cá.

o Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đất đai, mặt nước và cơ sở hạ tầng cảng cá được giao quản lý.

o Báo cáo định kỳ, đột xuất về Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản thuộc địa ph ương có cảng cá.

d. Phốihợp quản lý khu neo đậu.

Phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền:

o Thông báo tình hình luồng, lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu cá ra, vào cảng cá.

o Cung cấp thông tin về tình hình ngư trường, nguồn lợi,... cho cộng đồng ngư dân sử dụng cảng.

o Xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân, phương tiện vi phạm quy chế này và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

o Điều tra và thực hiện xử lý theo quyền hạn đối với các vụ tai nạn, sự cố trong khu vực cảng cá.

Phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cảng cá:

o Tổ chức thực hiện giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mọi hành vi phá hoại, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn người và tàu cá, phòng chống cháy nổ, tổ chức tập huấn, diễn tập phòng chống cháy nổ, thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong khu vực cảng cá.

o Cưỡng chế phương tiện ra khỏi khu vực cảng cá khi không chấp hành các nội quy, quy định của cảng cá.

o Thống kê tàu thuyền, phương tiện, lượng hàng thuỷ sản thông qua; trong đó thống kê một số loài thuỷ sản có số lượng lớn thông qua cảng.

e. Phòng chống lụt bão trong khu neo đậu.

o Căn cứ vào tình hình thực tế, hang năm ban quản lý khu neo đậu tổ chức xây dựng và triển khai phương án PCLB và TKCN v ới uỷ ban phòng chống lụt bãođịa phương và khu vẹ nơi có khu neo đậu.

o Khu neo đậu phải có cột báo hiệu ATNĐ và bão với độ cao, vị trí, tín hiệu đảm bảo cho ngư dân dễ thấy.

o Khi có bão hoặc ATNĐ:

- Chủ động triển khai phương án PCLB cho khu neo đ ậu nơi mình quản lý. - Thông báo kịp thời, liên tục diễn biến của cơn bão hoặc ATNĐ cho ngư dân biết và yêu cầu các tàu thuyền( neo đậu tại khu neo đậu) trong vùng bị ảnh hưởng về nơi trú bảo bằng các phương tiện thông tin như: đài duyên hải, đài khu vực, truyền hình…

- Treo tín hiệu bão,ATNĐ

- Tổchức, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đúng kỹ thuật.

- Ban quản lý khu neo đậu bố trí ng ười trực 24/24h để theo dõi tình hình bão, ATNĐ và có trách nhiệm thông báo thường xuyên về số lượng và danh sách tàu thuyền đang trú tại khu neo đậu cho uỷ ban PCLB khu vực, cơ quan TKCN, bộ đội biên phòng và các cấp quản lý địa phương.

-Trong trường hợp xét thấy nguy hiểm cho ng ư dân khi ở trên tàu thì buộc ngư dân phải rời khỏi tàu khi đã cho tàu neo đậu trong khu neo đậu.

-Hướngdẫn, giúp đỡ ngư dân trong thời gian trú bão. - Tổchức,tham gia khắc phục thiệt hại sau c ơn bão.

f. Cách sắp xếp, bố trí tàu trong khu vực cảng.

o Sắp xếp, điều hành tàu thuyền trong khu vực neo sao cho phù hợp với các thông số kĩ thuật của tàu.

Ví dụ: Khitàu đi trong khu vực neo đậu có độ sâu: H ≤ 4T+ (3Vk2/g) thì tính năng điều khiển của tàu bị ảnh hưởng tốc độ của tàu càng tăng thìđộ

tăng mớn nước càng lớn. Chính vì vậy, với mỗi tàu có mớn nước khác nhau khi đi trong khu neo đậu ta phải tính toán tốc độ phù hợp tránh trường hợp tàu va chạm đáy gây hư hại cho vỏ tàu. Trong công thức trên: H là độ sâu khu vực neo đậu (m), T là mớn nước của tàu đi trong khu vực neo đậu (m), Vk là tốc độ tàu (m/s), g là gia tốc rơi tự do (m/s2).

o Giải phóng được tàu nhanh, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện khác đi lại trong cảng đồng thời phải kiểm sát đ ược số lượng tàu thuyền trong cảng. Phân loại được từng khu vực cho các tàu thuyền khi thực hiện các mục đích khác nhau: b ơm dầu, dỡ cá, tiếp nhiên liệu, thực phẩm, sửa chữa…Cung cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác neo đậu tại bến cá, cảng cá: đệmva, dây chằng buộc…

g. Hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường:

o Cảng cá phải hoạt động công suất tối thiểu 90%, tránh lãng phí( tức là cảng cá, bến cá tuy rộng nhưng số lượng tàu thuyền vào neo đậu lại quá ít không đảm bảo hiệu quả khai thác cảng cá).

o Phải đảm bảo thu đúng, thuđủ lệ phí cảng cá.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)