DIỆN TÍCH, ĐỘ SÂU VÙNG NƯỚC NEO ĐẬU

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 80 - 82)

CỬA SÔNG CÁI

Khu vực neo đậu KNĐ Cửa Sông Cái gồm: trước Bến Cù Lao, góc Đông Bắc, góc Đông Nam, nhánh sông phía Nam Xóm Bóng. Đây là những khu vực không đủ rộng cho tàu thuyền đi lại, độ sâu không đảm bảo khi thủy triều xuống thấp, đặc biệt lại có nhiều chướng ngại vật trong các v ùng nước đậu tàu này. Điều này gây nguy hiểm cho các tàu thuyền hoạt động trong KNĐ. Đặc biệt khi có bão tàu không thể neo 2 neo được mà phải neo 1 neo để tàu đổi hướng khi gió bãođổi hướng. do vậy diện tích dành cho mỗi tàu neo đậu phải đủ rộng và hình tròn lấy neo làm tâm và có bán kính tối thiểu là R được xác định theo công thức:

R=X+L+L1

Trong đó:

 R là bán kính tối thiểu của khu vực neo(m)  L là chiều dài của tàu(m)

 L1 là khoảng cách an toàn tính từ đuôi tàu đến vật nguy hiểm. Bằng chiều dài lĩn neo cần thiết phải thả thêm khi thời tiết xấu.

 X là hình chiếu trên phương nằm ngang của chiều dài lĩn neo đã thả ra ngoài mạn tàu trong điều kiện bình thường.

Hình IV.3- Diện tích vùng nước đậu tàu KNĐ Cửa Sông Cái

o Tại vùng nước trước Bến Cá Cù Lao: Phía Đông là Cồn Cát Nhô Ra Chắn Ngang Luồng vào Bến Cá Cù Lao; Phía tây, phía bắc là những chỏm đá nhô lên; sát mép bờ lại ngày một nông (0.5m), đáy là gạch, bê tông vụn trên mặt. Điều đó làm cho diện tích vùng nước trướcBến Cá Cù Lao chật trội gây nguy hiểm cho tàu thuyền vào Bến Cù Lao. Nếu đi vào quá sát bờ để dỡ cá thuận lợi thì sợ mắc cạn, đáy gồ ghề, nông, nhiều vật nhọn làm hư đáy tàu. Nếu chếch về phía Tây lại sợ va vào những chỏm đá. Nếu đi về phía Đông lại khó quay chở, điều khiển do vướngCồn Cát. Và khi có bão thì tàu không đủ diện tích để tàu quay an toàn do xung quanh quá nhiều chướng ngại vật.

o Tại khu vực trước cửa Xóm Cồn và nhánh sông phía Nam Xóm Bóng : diện

tích neo đậu tuy rộng nhưng mật độ tàu thuyền rất lớn và độ sâu khu vực này cũng không đảm bảo, đặc biệt khi thủy triều xuống thấp độ sâu chỉ khoảng 0.8÷ 1(m). Điều này khiến tàu thuyền quay trở khó khăn, nhiều tàu vào khu neo đậu phảivừa đi vừa đẩy tàu khác để chen vào đậu, thả neo. Rấtdễ gây lộn xộn cũng như va đập giữa các tàu với nhau. đồng thời khi độ sâu không đảm bảo nhiều tàu có mớn nước từ 0.8m trở lên không thể vào neo đậu được khi thủy triều thấp mà phải đậu ngoài Vịnh Nha Trang chờ thủy triều lên cao.

Vùng nước đậu tàu của bến cá Cù Lao

Vùng nước đậu tàu khu vực Xóm Cồn 0,5 1.5 2.0 0.8 0.8 0.5

Bảng IV.2: Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn về diện tích, độ sâu v ùng nước neo đậu tại KNĐ Cửa Sông Cái từ thuyền trưởng, chủ tàu có tàu neo đậu tai đây.

Mức độ nguy hiểm trong v ùng nước và độ sâu KNĐ Cửa Sông Cái

Stt Số đăng kí

Nguy hiểm Trung bình Không nguy hiểm hoặc không ý kiến

1 KH91169TS + 2 KH96624TS + 3 KH5886TS + 4 KH0296TS + 5 KH3537TS + 6 KH4239TS + 7 KH2034TS + 8 KH9163TS + 9 KH96482TS + 10 KH9053TS + 11 KH2151TS + 12 KH6253TS + 13 KH6490TS + 14 KH96481TS + 15 KH92575TS + 16 KH95736TS + 17 KH95228TS + 18 KH6279TS + 19 KH96405TS + 20 KH6801TS +

Theo ý kiến của hầu hết các chủ tàu, thuyền trưởng có tàu neo đậu tại KNĐ Cửa Sông Cái thì hiện nay độ sâu và diện tích vùng nước đậu tàu tại KNĐ Cửa Sông Cái là không an toàn cho tàu thuyền đi lại trong khu neo đậu.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 80 - 82)