LUỒNG, CHƯỚNG NGẠI VẬT TRONG KNĐ CỬA SÔNG CÁI

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 76 - 80)

Tầm nhìn không hạn chế, mật độ tàu thuyền đi lại trong khu vực không lớn, chiều dài luồng khoảng 1,5km. Chính vì thế đây là những yếu tố hết sức thuận lợi cho tàu thuyền ra vào bến cá. Tuy nhiên còn quá nhiều yếu tố khác nguy hiểm cần phải lưu ý khi cho tàu thuyền ra vàokhu neo đậu đó là:

o Chcó một luồng chính phía Nam BãiĐá ( phía ngoài Cầu Trần Phú) và có quá nhiều chướng ngại vật trên luồng.

Hình IV.1- Tổng quan luồng vào KNĐ Cửa Sông Cái Khu vực nguy hiểm Cồn cát dưới chân cầu Trần Phú

Trên hình 4.1 chúng ta thấy, luồng chính vào trong KNĐ rất hẹp mặc dù diện tích vùng nước trước cửa khu vực Cầu Trần Phú là rộng. Khu vực này đặc biệt nguy hiểm khi thuỷ triều lên cao làm cho các tàu thuyền rất dễ bị đánh lừa khi đi trên luồng bởi sự chủ quan của họ. Ở đây nếu đi từ ngoài luồng vào khi nước thuỷ triều lên cao ta không thể thấy được chướng ngại vật phía Bắc Bãi Đá (phía ngoài Cầu Trần Phú) mà đây là vùng rất nguy hiểm do độ sâu không cho phép tàu thuyền đi lại dù nước lớn hay nước nhỏ. Khi đi vào gần chân Cầu Trần Phú thì ở phía Nam chân cầu là bãi cát ngầm không lộ rõ trên mặt nước và các cọc kè chân cầu, phía Bắc chân cầu là bãi cọc nhọn và xác tàu đắm lâu năm. Đi vào trong Cầu Trần Phú ngoài Cồn Cát phía Bắc chắn ngang luồng còn có những hòn đá ngổn ngang giữa luồng mà những hòn đá này chỉ nước cạn mới nhìn thấy. Chính vì thế, chúng là những mối đe doạ thường trực, là nguy cơ tiềm ẩn gây nên mắc cạn và va chạm cho các tàu thuyền đi lại trên luồng.

o Dòng chảy trên luồng và sự quanh co của luồng:

Đây cũng là một mối nguy hiểm cho các thuyền tr ưởng khi đi lại trên luồng: độ dài luồng là không lớn tuy nhiên trên đoạn luồng ngắn ấy có rất nhiều khúc cua và chướng ngại vật. Điều này làm cho các thuyền trưởng phải bẻ lái thay đổi h ướng liên tục khi đi trên luồng,hơn nữaluồng quanh co và nhiều chướng ngại vật cũng làm cho dòng chảy vô cùng phức tạp: khi đi từ ngoài Vịnh Nha Trang vào KNĐ trước tiên là khúc cua lư ợn tại Bãi Đá cửa luồng làm tàu rất dễ xô vào bãiđá nếu

Hình IV.2: Đá và cồn cát chắn ngang luồng vào Bến Cá Cù Lao Cồn cát phía Bắc chắn ngang luồng Chỏm đá lớn phía

đi gần Bãi Đá đặc biệt khi sóng gió Vịnh Nha Trang lớn; sau đó là cua tránh những cột trụ của chân cầu, xác t àu đắm, bãi cát ngầm; đi vào trong khu bến cá lại phải lượn quanh cồn cát nhô ra chắn ngang luồng và những hònđá lởm chởm trên luồng ngay phía ngoài cồn cát này, khu vực này có độ sâu không đảm bảo. Đó thực sự là những cản trở lớn cho những thuyền tr ưởng non kinh nghiệm và những tàu có mớn nước lớn muốn vào neo đậu trong KNĐ.

Trường hợp 1: Khi sóng và dòng chảy ngoài Vịnh Nha Trang có cường độ lớn, nước trong khu neo đậu nhỏ, dòng chảy trên thượng nguồn Sông Cái nhỏ: khi đó, sóngđi vào trong khu neo đ ậu dưới sự tác động của các chướng ngại vật đầu tiên là Bãi Đá Trước Cửa Cầu Trần Phú sẽ làm dòng chảy đổi hướng lệch vềPhía Nam sau đó dòng chảy gặp Bãi Cát Ngầm phía Nam Cầu Trần Phú (bên ngoài cầu) lại làm dòng chảy lệch về Phía Bắc, tại chân cầu đồng thời sóng đập vào các chân cột cầu, 2 bên chân mố cầu làm cho nước nhô cao, dòng chảy xoáy cuộn dưới chân cầu gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại khu vực này, đặc biệt tàu thuyền đi từ ngoài cửa luồng vào do phải đi xuôi dòng, dòng chảy xoáy đồng thời nước dâng lên nên tàu khó ăn lái, khó đi đúng tim luồng gây nguy hiểm cho tàu thuyền.

Trường hợp 2: dòng chảy trên thượng nguồn Sông Cái mạnh, nước trong khu neo đậu lớn đồng thời sóng ngoài Vịnh Nha Trang có cường độ bình thường: khi đó dòng chảy trên thượng nguồn Sông Cái chảy trong khu neo đậu là rất phức tạp do có nhiều chỏm đá nhô trên mặt nước trong vùng nước trước Bến Cá Cù Lao (cũ), đặc biệt luồng tại khu vực Cồn Cátphía bắc KNĐ nhô ra chắn ngang luồng, dòng chảysau khi bị chắn bởiCồn Cátsẽ có hướng lệch về phía Nam đồng thời với sự chắn của chỏm đá phía Nam luồng (tại phía ngoài Bến Cù Lao) tạo ra một dòng chảy rất mạnh tại đây làmnước vừa xoáy vừa hút. Điều này gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại qua các khu vực này đặc biệt đi từ khu vực trước Bến Cá Cù Lao ra Vịnh Nha Trang vì rất khó điều khiển tàu thuyền do phải đi xuôi dòng nước và khúc cua phía ngoài Cồn Cát.

Trường hợp 3: Khi sóng ngoài Vịnh Nha Trang lớn đồng thời dòng chảy trên thượng nguồn Sông Cái lớn: khi đó dòng chảy tại các khu vực Cồn Cát Chắn Ngang Dòng phía bắc KNĐ, khu vực dưới Chân Cầu Trần Phú và khu vực phía NamBãiĐácửa luồng dòng chảy rất nguy hiểm,có nguy cơ gây tai nạncho tàu thuyền qua lại. Khiđi từ ngoài cửa luồng vàokhu neo đậutàu rất dễ bị xô vào BãiĐá trước cửa Cầu Trần Phú do sóng mạnh và đi xuôi dòng, tại khu vực Chân Cầu Trần Phú lúc này là sự giao hoà của hai dòng nước (dòng chảy từ ngoài khơi vào và dòng chảy từ thượng nguồn Sông Cái xuống) làm cho dòng chảy xoáytàu khó ăn lái, khi tàu đi vào phía trong khu neo đậu thì tại khu vực Cồn Cát dòng chảy rất mạnh. Chính vì thế, các thuyền trưởng, chủ tàu có tàu neo đậu trong khu neo đậu đánh giá luồng vào KNĐ Cửa Sông Cái rất nguy hiểm.

Bảng IV.1: Đánh giá độ nguy hiểm của các tàu thuyền neo đậu trong KNĐ Cửa Sông Cái:

Mức độ nguy hiểm trên luồng KNĐ Cửa Sông Cái

Stt Số đăng kí

Nguy hiểm Trung bình Không nguy hiểm

1 KH91169TS + 2 KH96624TS + 3 KH5886TS + 4 KH0296TS + 5 KH3537TS + 6 KH4239TS + 7 KH2034TS + 8 KH9163TS + 9 KH96482TS + 10 KH9053TS + 11 KH2151TS + 12 KH6253TS + 13 KH6490TS + 14 KH96481TS + 15 KH92575TS + 16 KH95736TS + 17 KH95228TS +

18 KH6279TS +

19 KH96405TS +

20 KH6801TS +

Theo kết quảphỏng vấn từ các chủ tàu, thuyền trưởng có tàu neo đậu tại KNĐ Cửa Sông Cái thì hầu hết cho rằng luồng vào KNĐ là nguy hiểm.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại các khu neo đậu thành phố nha trang (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)