IV. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN MỘT KHU NEO ĐẬU
V.5.2. Yêu cầu về vùng nước neo đậu
a. Yêu cầu tự nhiên:
o Vùng nước đậu tàu tương đối lặng sóng, kín gió, đ ược che chắn tối thiểu là 3 phía khỏi sóng biển, tốt nhất là nằm sâu trong các vịnh kín hoặc cửa sông cách ly với sóng biển.
o Vùng nước đậu tàu phải đủ rộng, có độ sâu phù hợp (độ sâu tối thiểu từ 1,1 - 1,5 mớn nước của tàu lớn nhất ra vào khu tránh trú bão kể từ mực nước thấp nhất) và có điều kiện địa chất đáy thuận lợi cho việc tránh trú bão bằng chính neo tàu. Trường hợp diện tích tự nhiên vùng tránh trú bão hẹp, điều kiện địa hình chất đáy không đảm bảo gi ữ neo, cần bố trí các trụ neo, phao neo độc lạp để hỗ trợ và tổ chức việc neo đậu tàu.
b. Yêu cầu về kỹ thuật của vùng nước cảng:
Để đảm bảo an toàn quay trở thìđường kính vòng quay trở được tính như sau:
D=K.Lt
Trong đó:
D là đường kính vòng quay trở. Lt là chiều dài của tàu
K là hệ số quay trở tàu= 3.5÷4.5
- Để đảm bảo an toàn cho tàu trong quá trình neo đậu chờ đợi vào cảng làm hàng. Bán kính quay trở an toàn cho tàu khi neo đư ợc xác định theo công thức:
R= Lt + Lx + L+ f
Trong đó:
R là bán kính quay trở của tàu khi neo Lt là chiều dài của tàu
Lx là hình chiếu bằng của dây neo L là lượng dự trữ xích neo
F là sai số giới hạn vị trí neo
- Khoảng cách đảm bảo an toàn cho tàu thuyền điều động tàu vào cập cầu cảng: Khoảng cách này được xác định từ điểm bắt đầu xuất phát đến vị trí cập tàu vào
cảng bằng 3 ÷ 4 lần chiều dài thân tàu. Hướng điều động tàu vào cập cầu cảng thuận lợi nhất là 25 ÷ 300