1.13. GIẢI PHÁP CAN THIỆP
1.13.3. Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Bổ sung vi chất dinh dưỡng là giải pháp cấp bách nhằm cải thiện nhanh tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở cộng đồng, những nhóm đối tượng có nguy cơ cao đã
được xác định rõ và ở những nơi mà tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cịn ở tỷ lệ
37
chóng sau khi ngừng bổ sung nếu như chúng ta không đưa ra các giải pháp kế tiếp một cách kịp thời, nhanh chóng để cải thiện bền vững tình trạng thiếu vi chất tại cộng
đồng. Chính vì vậy, muốn thành cơng ở giải pháp này đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và
cộng tác triệt để của cộng đồng. Bên cạnh đó, nó địi hỏi một cơ chế quản lý, điều hành và chi phí ít tốn kém. Ví dụ, chương trình phịng chống thiếu máu do thiếu sắt đã có
nhiều đóng góp trong phịng chống thiếu máu do thiếu sắt trên cộng đồng ở các đối
tượng có nguy cơ thiếu sắt cao như trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ. Các đối tượng cần bổ sung hàng ngày tuy hiệu quả nhưng rất phức tạp cho nên đến nay vẫn chưa có nhiều triển vọng. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, khi tỷ lệ thiếu vi chất được hạ xuống một mức độ nhất định thì bổ sung vi chất dinh dưỡng sẽ dần thay thế bằng một giải pháp có khả năng duy trì thật bền vững và được sự chấp nhận của cộng đồng [112].
Vậy tại sao giải pháp này đã mang lại lợi ích rõ rệt cho các đối tượng nguy cơ thiếu máu cao như vậy mà cho đến nay thiếu sắt vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng
nghiêm trọng và vì sao đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm thì thấy hiệu quả tốt nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi để phịng chống thiếu máu cho các đối tượng có nguy cơ cao? Có các lý do chính sau đây:
+ Thiếu chính sách của Chính phủ và các chương trình hỗ trợ, thiếu nhận thức về tính chất trầm trọng của căn bệnh [3, 95].
+ Thiếu sự hiểu biết rõ ràng giữa thiếu máu và thiếu sắt [56, 106].
+ Mức độ chấp nhận thấp của cộng đồng mà nguyên nhân hoặc do tác dụng
phụ, hoặc do thiếu sắt cung cấp, độ bao phủ kém.
Đã có nhiều cải thiện để khắc phục tình trạng này như ở một số nước đã đưa
giải pháp bổ sung viên sắt cho tất cả phụ nữ có thai là điều bắt buộc trong chiến lược phòng chống thiếu máu thiếu sắt của nhà nước, (như ở Indonesia) hoặc đã nghiên cứu các thử nghiệm giảm liều bổ sung để giảm các tác dụng phụ của việc bổ sung sắt nhưng vẫn giữ được hiệu quả cải thiện tình trạng sắt. Tuy nhiên, cho đến nay, giải
pháp này vẫn còn đang là vấn đề chưa được ngã ngũ trên thế giới [106, 112].
Một số nghiên cứu khoa học đã được tiến hành trong khuôn khổ cấp nhà nước, cấp cơ sở, hợp tác quốc tế ... nhằm thử nghiệm các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu
38
vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, phụ nữ… ở Việt Nam. Các đề tài này đã được đánh giá
cao về ý nghĩa khoa học trong nước cũng như quốc tế, đã góp phần thiết thực vào việc
đưa ra những chiến lược can thiệp phù hợp cho các chương trình phịng chống thiếu vi
chất dinh dưỡng tại Việt Nam trong những năm vừa qua [35, 36, 62, 107].
Về phòng chống thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin A ở phụ nữ tuổi sinh đẻ: truyền thông tiếp thị, huy động cộng đồng sử dụng viên sắt phòng chống thiếu máu. Sử dụng viên sắt đều đặn là một biện pháp khơng thể thiếu trong phịng chống thiếu máu
ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ có thai. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ sử dụng viên sắt không cao do những nguyên nhân khách quan và chủ quan (mùi vị khó chịu của thuốc, đối tượng chưa hiểu biết về tác dụng và tầm quan trọng của
phòng chống thiếu máu…) [36, 62].
Do vậy, tại hiệu thuốc có bán viên sắt với giá rẻ, hoặc viên sắt được phát cho
các đối tượng nhưng tỷ lệ sử dụng khơng cao... đã góp phần làm cho mục tiêu hạ thấp tỷ lệ thiếu máu ở lứa tuổi này gặp nhiều khó khăn. Sau 2 năm thử nghiệm, kết quả cho thấy cộng đồng đã tham gia tích cực, trên 90% các đối tượng đích đã sử dụng viên sắt, tại tuyến cơ sở (xã, huyện) đã huy động được liên ngành tham gia như hội phụ nữ,
thanh niên, y tế, giáo dục, chính quyền… Người dân đã tự giác bỏ tiền ra mua và sử dụng viên sắt, tỷ lệ thiếu máu đã giảm rõ rệt, mơ hình có tính bền vững và có khả năng mở rộng trên các địa phương khác. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá cao về giá trị khoa học cũng như khả năng áp dụng thực tế trong việc hạ thấp tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hiện nay [36, 62].
Bổ sung sắt đường uống có đạt hiệu quả cải thiện nồng độ Hb ở nhóm trẻ 0-59 tháng thiếu máu hoặc thiếu sắt. Kết quả nghiên cứu của 26 thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng cho thấy việc bổ sung sắt đường uống cho trẻ từ 0-59 tháng ở các nước đang phát triển có liên quan đến lợi ích sức khỏe và giảm được các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở nhóm trẻ thiếu máu hoặc thiếu sắt, nồng độ Hb đã được cải thiện khi
bổ sung sắt [106].
Đối với những trường hợp thiếu máu, nồng độ Hb đều có hiện tượng tăng rất ổn định ở những trẻ được bổ sung sắt, cả những trẻ thiếu máu hoặc thiếu máu do thiếu sắt
theo kết quả điều tra ban đầu. Sự cải thiện tình trạng thiếu máu hoặc tăng tình trạng sắt
39
dù đáp ứng ít hơn ở nhóm đủ sắt. Điều trị với liều thấp hơn trong thời gian từ 2-12
tháng có hiệu quả tốt hơn so với chỉ bổ sung một thời gian rất ngắn [106]. Nhược điểm của can thiệp bổ sung sắt đơn thuần:
Một số các nghiên cứu về bổ sung sắt khơng thấy có hiệu quả giảm tỷ lệ mắc bệnh thậm chí cịn thấy hiện tượng tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. Do các nghiên cứu này đều có cỡ mẫu quá nhỏ cho nên kết quả không phản ánh đúng hiệu quả của bổ sung sắt đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong [56, 106]. Nghiên cứu ở Nepal và Zanzibar có cỡ mẫu đủ lớn cho thấy hiệu quả của việc bổ sung sắt đối với tỉ lệ mắc bệnh. Nghiên cứu tại Nepal đã khơng tìm thấy ảnh hưởng xấu của bổ sung sắt lên tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ [40].
Nghiên cứu tại Zanzibar đã cho kết quả rõ ràng rằng bổ sung sắt ở quần thể trẻ có tỷ lệ sốt rét, mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác cao và không được hưởng các dịch vụ y tế phòng chống bệnh, kết quả cho thấy giảm các bệnh nhiễm khuẩn nặng và thậm chí giảm cả tỷ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê [53].
Những bằng chứng từ các nghiên cứu này gợi ý rằng mức độ các bệnh nhiễm khuẩn và tình trạng sắt của trẻ ở điều tra ban đầu là những kết luận về can thiệp bổ
sung sắt đơn thuần. Nhóm bổ sung sắt hàng ngày đã bị thất bại trong việc cải thiện tình trạng cân nặng và tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng khác hoặc thậm chí cịn làm tình trạng thiếu một số vi chất khác trở nên trầm trọng hơn. Cũng tương tự khơng có hiệu quả trong giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn mà còn làm trầm trọng hơn vấn đề
này nếu bổ sung thừa sắt cho cơ thể [53, 106]
Như vậy, tình trạng Hb và các chỉ tiêu về tình trạng sắt ở điều tra ban đầu là
những nhân tố quan trọng tiên lượng hiệu quả của đầu ra. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng để xác định trẻ nào sẽ được hiệu quả tốt, trẻ nào sẽ bị ảnh hưởng có hại về vấn đề mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng khi trẻ nhỏ ở đó được bổ sung sắt đường uống liều
thấp [53, 106].
Hiện tại, Việt Nam chưa có chương trình bổ sung selen cho cộng đồng một cách bắt buộc, nhưng đã ban hành những quy chuẩn kỹ thuật, các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em từ 0 đến 36 tháng tuổi. Trong thành thành phần của các thành phần này, các chỉ tiêu vi chất dinh dưỡng được quy đinh bắt buộc tùy theo nhóm
40
tuổi của đối tượng sử dụng 0 đến 6 tháng tuổi, 6 đến 36 tháng tuổi hoặc trong các
trường hợp đặc biệt 0 đến 12 tháng tuổi sử dụng dưới dạng thực phẩm y học [21-23]. Bổ sung vi chất dinh dưỡng là giải pháp tình thế, cấp bách, có hiệu quả để khắc phục nhanh tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đang lưu hành cũng như dự phịng ở
những đối tượng có nguy cơ cao, nhưng việc khắc phục tác dụng phụ không mong muốn không luôn luôn dễ dàng. Mặt khác, muốn tỷ lệ bao phủ bổ sung vi chất dinh dưỡng cao đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và cộng tác triệt để của cộng đồng và một cơ
chế quản lý, điều hành và chi phí tốn kém. Nhiều thử nghiệm giảm liều bổ sung để giảm các tác dụng phụ của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt nhưng vẫn giữ
được hiệu quả cải thiện tình thiếu hụt trong cơ thể đã được tiến hành [72, 112]. Nhiều
nghiên cứu, cũng như nhiều chương trình can thiệp hiện nay có xu hướng kết hợp nhiều vi chất dinh dưỡng trong một chế phẩm bổ sung dựa trên cơ chế tương tác tích cực của các vi chất dinh dưỡng khi vào cơ thể. Tuy nhiên, cho đến nay tiếp cận này vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ [12, 108].
Ưu điểm của bổ sung vi chất dinh dưỡng là tiện lợi trong việc sử dụng vì sản
phẩm có khối lượng nhỏ có thể uống bất cứ thời gian và địa điểm nào. Can thiệp đúng
đối tượng đích, dễ kiểm tra, theo dõi chính xác hàm lượng bổ sung, phù hợp cho các
nghiên cứu can thiệp. Tuy nhiên, nhược điểm cần phải công nghệ rất cao trong chế
41
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU