Hiệu quả cải thiện hàm lượng selen huyết thanh và tình trạng thiếu

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 10 tuổi tại phổ yên, thái nguyên (Trang 108 - 109)

4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP

4.2.5. Hiệu quả cải thiện hàm lượng selen huyết thanh và tình trạng thiếu

Selen tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày thay đổi tùy từng nơi trên thế giới, do nồng độ selen trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật phản ánh nồng độ selen

có trong đất mà thực vật đó được trồng. Nồng độ selen có trong thực phẩm nguồn gốc

động vật theo đó cũng tùy thuộc vào các loại thực vật được sử dụng làm thức ăn gia

súc, hoặc phụ thuộc vào việc khẩu phần ăn của động vật có được tăng cường selen hay không. Những khu vùng địa lý nào trên trái đất bị thiếu hụt selen hiện vẫn chưa được thông tin một cách cụ thể, dữ liệu còn rất rời rạc, lẻ tẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số khu vực địa lý có hàm lượng selen trong đất khá thấp dẫn đến lượng selen tiêu thụ hạn chế như tại Trung Quốc [88], Tibet, Châu Phi [101], New Zealand [91], Châu Âu [92], Nga [46] và Hoa Kỳ [59]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về selen, cũng như tỷ lệ thiếu vi chất quan trọng này trong cộng đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu

trên trẻ em lứa tuổi tiền học đường sống ở vùng nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ thiếu selen trên trẻ em tiểu học là 75,6%, đây cũng là vùng mà nghiên cứu can thiệp này được tiến hành, một vùng địa lý có tỷ lệ thiếu selen cao [15].

So sánh kết quả nghiên cứu trước sau trong cùng nhóm tại hai thời điểm bắt đầu (T0) và kết thúc (T6) cho thấy: tại thời điểm kết thúc can thiệp (T6) nồng độ selen huyết thanh tăng ở cả 4 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nồng độ selen trung bình tại 2 nhóm

bổ sung selen là: nhóm selen, nhóm kết hợp sắt – selen tăng có ý nghĩa thống kê so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu can thiệp (p<0,0001), nhóm sắt và nhóm chứng cũng

tăng, nhưng tăng khơng ý nghĩa thống kê (Bảng 3.15).

So sánh mức độ gia tăng nồng độ selen trung bình tại thời điểm (T6) giữa từng nhóm với nhóm chứng cho thấy: chỉ có 2 nhóm bổ sung kết hợp sắt với selen và nhóm

99

bổ sung selen tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,0001). Cụ thể, selen huyết thanh tăng nhiều nhất ở nhóm selen (37,33 μg/L), sau đó đến nhóm kết hợp sắt – selen sắt (36,23 μg/L), tiếp theo là nhóm sắt (3,14 μg/L) và thấp nhất ở nhóm chứng.

Kết quả nghiên cứu khẳng định, bổ sung selen và bổ sung kết hợp sắt với selen cho

hiệu quả cải thiện nồng độ selen huyết thanh tốt hơn so với nhóm bổ sung sắt hoặc nhóm chứng. Nồng độ selen huyết thanh thay đổi dẫn tới tỷ lệ thiếu selen giảm như

sau: nhóm selen giảm 59,4%, nhóm sắt – selen giảm 56,5%, nhóm sắt giảm 12,7%. Trong khi đó tại nhóm chứng tỷ lệ thiếu selen không giảm mà lại tăng 7,5% (Bảng 3.15).

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi của Rosalind S.

Gibson và cộng sự tiến hành tại Lusaka, Zambia năm 2011 đã so sánh hiệu quả của của việc bổ sung 19 vi chất dinh dưỡng vào một loại cháo sản xuất từ một số loại ngũ cốc ngơ, đậu, và lạc. Nhóm bổ sung đa vi chất được bổ sung nhiều vi chất trong đó có selen được bổ sung 0,2 mg/kg trong thời gian là 12 tháng. Kết quả cũng chỉ ra rằng

nồng độ selen huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau can thiệp ở

nhóm bổ sung đa vi chất. Như vậy bổ sung đa vi chất, trong đó có selen vào sản phẩm cháo ngũ cốc làm cải thiện tình trạng selen trên trẻ em tại Zambia [45].

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 10 tuổi tại phổ yên, thái nguyên (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)