2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.9. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Viện Kiểm nghiệm an tồn vệ sinh
thực phẩm quốc gia thơng qua. Thơng báo và giải thích rõ ràng cho cha mẹ hoặc người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong
nghiên cứu. Gia đình trẻ có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Khi cha mẹ trẻ tự nguyện đồng ý và ký vào bản cam kết trẻ sẽ được tham gia nghiên cứu.
Những học sinh có biểu hiện mắc các dị tật bẩm sinh, mạn tính, cấp tính, thiếu máu nặng (Hb<70 g/L) đều được loại khỏi nghiên cứu ngay từ đầu và được tư vấn, hỗ trợ đến cơ sở y tế khám và điều trị. Trong quá trình can thiệp nếu phát hiện thêm trẻ nào mắc bệnh thiếu máu nặng cũng sẽ loại khỏi nghiên cứu và tư vấn cho gia đình gửi
đến cơ sở y tế để điều trị bằng viên sắt folic 60 mg/ngày, điều trị liên tục trong thời
gian 2 tháng. Những đối tượng còn bị thiếu máu ở 3 nhóm nghiên cứu can thiệp và
nhóm chứng sau khi kết thúc can thiệp được tiếp tục uống viên sắt folic 60 mg/ngày trong thời gian 2 tháng.
Tất cả các dụng cụ để cân, đo được đảm bảo an tồn tuyệt đối, khơng gây tổn
thương và nguy hiểm cho học sinh. Các dụng cụ lấy máu xét nghiệm đảm bảo vô
trùng, sử dụng 1 lần riêng cho từng học sinh.
Kết quả nghiên cứu (cân đo, xét nghiệm) được thông báo cho Trung tâm Y tế
huyện, trạm y tế và nhà trường khi kết thúc nghiên cứu can thiệp để gia đình, và những người có chức năng biết được tình trạng sức khỏe của học sinh.
Các số liệu bệnh tật, thông tin và hồ sơ của đối tượng được bảo quản kỹ và giữ bí mật.
Kết quả của nghiên cứu được dùng để đưa ra các khuyến nghị các giải pháp
phịng và chống tình trạng thiếu máu, thiếu vi chất cho cộng đồng.
54
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU