Thiếu máu thiếu sắt cơ thể khơng có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, các triệu chứng thường rất nghèo nàn, không đặc hiệu do vậy người thiếu máu thiếu sắt khơng thể tự nhận ra mình có bệnh do thiếu sắt. Biểu hiện của thiếu máu nhẹ là mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung. Đối với trẻ: nhận thức chậm, trí nhớ kém, trong lớp hay ngủ gật. Khi bị thiếu máu nặng có thể xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao
động gắng sức, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Lâm sàng thể hiện da xanh, niêm mạc
nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và mơi) móng tay khum hình thìa, khơ, có nếp nhăn,
đầu lưỡi có những đám nổi hạt sắc tố đỏ sẫm. Các triệu chứng trên thường là thiếu
máu rất nặng hoặc đã kéo dài. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình trạng thiếu máu, cần làm các xét nghiệm cần thiết cận lâm sàng đặc hiệu [57].
Sắt là vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe con người nhưng nó cũng có thể gây ngộ độc khi hấp thu một lượng sắt vượt quá nhiều lần nhu cầu của cơ thể. Sắt tiêu thụ ở mức trên 45 mg/ngày có thể gây ra ngộ độc sắt với các triệu chứng: buồn nơn, đau bụng, nơn mửa và có thể gây ngất. Khi lượng sắt tiêu thụ trên 20 mg sắt
nguyên tố cho mỗi kg trọng lượng cơ thể gây ra xuất huyết, hoại tử ruột, phân lỏng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí có thể tử vong. Ngộ độc sắt trường diễn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ ung thư đường ruột, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, đái tháo đường. Tuy
nhiên, rất hiếm gặp tình trạng thừa sắt do tiêu thụ thực phẩm nhờ cơ chế tự điều hịa chuyển hố của cơ thể [56].