Chu chuyển vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 83 - 85)

1.1 .Vốn trong doanh nghiệp

1.3. Chu chuyển vốn

Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu sự tuần hoàn của vốn, tức là nghiên cứu sự vận động của vốn về mặt chất. Bây giờ chúng ta nghiên cứu chu chuyển vốn, tức là nghiên cứu sự vận động của vốn về mặt định lượng tốc độ và thời gian vận động.

Chu chuyển vốn là sự tuần hồn vốn có định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại không ngừng.

Thời gian một vòng chu chuyển vốn bằng thời gian sản xuất cộng với thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất là thời gian vốn nằm trong lĩnh vực sản xuất. Nó bao gồm các thời kỳ: thời kỳ làm việc (thời gian để đối tượng lao động chịu tác động chịu tác động trực tiếp của lao động), thời kỳ gián đoạn sản xuất (thời kỳ đối tượng lao động không chịu tác động trực tiếp của lao động mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của các thuộc tính tự nhiên) và thời kỳ dự trữ sản xuất nhằm bảo đảm sản xuất diễn ra liên tục. Thời gian lưu thông là thời gian vốn nằm trong lĩnh vực lưu thông để mua các yếu tố sản xuất, bán hàng hoá và vận chuyển hàng hoá sản xuất đến tiêu dùng. Muốn rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn thì vốn phải rút ngắn thời gian vốn nằm trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông.

Thời gian một vòng chu chuyển vốn dài hay ngắn phụ thuộc hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan. Nhân tố khách quan thể hiện ở đặc điểm của từng khách hàng, điều kiện sản xuất và điều kiện lưu thông trong từng thời kỳ nhất định ở mỗi quốc gia nhất định. Nhân tố chủ quan gắn liền với các chính sách kinh tế, luật pháp kinh tế nhà nước và hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có hiệu quả quản lý sử dụng vốn.

Trong q trình chu chuyển vốn, các bộ phận của vốn sản xuất chuyển dịch giá trị của nó vào giá trị của hàng hố được theo sản xuất ra theo những cách thức khác nhau.

Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau về mặt giá trị của vốn sản xuất, người ta chia vốn sản xuất thành vốn cố định và vốn lưu động:

- Vốn cố định (hay tài sản cố định: máy móc, thiết bị) là một bộ phận của vốn sản xuất mà về mặt hiện vật nó tham gia hồn tồn vào q trình sản xuất, nhưng về mặt

giá trị, giá trị của nó khơng chuyển hết một lần vào giá trị của sản phẩm, mà chuyển dần từng phần qua nhiều chu kỳ sản xuất, dưới hình thức khấu hao.

Ví dụ: để sản xuất một mét vải người ta phải sử dụng các máy dệt, nhưng chỉ có một phần giá trị của máy chuyển vào mét vải đó.

Phần giá trị của máy móc thiết bị chuyển vào giá trị của sản phẩm mới thơng qua cơng thức tính mức khấu hao.

Mức khấu hao = giá trị của máy móc thiết bị (theo giá ban đầu: giá mua, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…)/số năm sử dụng của máy móc thiết bị (theo thiết kế). Trong q trình sử dụng, hàng năm các máy móc, thiết bị… bị hao mòn dần dần và cuối cùng khơng dùng được nữa. Sự hao mịn này được gọi là hao mịn hữu hình - một sự hao mịn về mặt giá trị sử dụng do thuộc tính cơ học, hố học và tự nhiên trong quá trình sử dụng sinh ra. Tài sản cố định cịn chịu sự hao mịn vơ hình - sự hao mòn về mặt giá trị xảy ra khi máy móc cũ, tuy cịn sử dụng được, nhưng bị loại máy móc mới xuất hiện có chất lượng tốt hơn, công suất cao hơn, hoặc giá rẻ hơn làm mất giá trị, thậm trí đào thải.

Để tránh hao mịn hữu hình, tuỳ theo các điều kiện cụ thể, các chủ doanh nghiệp tận dụng tối đa cơng suất máy móc thiết bị, như tăng ca kíp sử dụng máy trong ngày hoặc nâng tỷ suất khấu hao hàng năm, đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nhanh sự hoạt động của máy móc rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

- Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, tham gia vào q trình sản xuất, giá trị của nó chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm mới. Vốn lưu động gồm giá trị nguyên, nhiên liệu, vật liệu phụ, tiền lương… những giá trị này được bồi hoàn cho chủ doanh nghiệp sau khi hàng hố đã bán xong. Trong q trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương được người lao động tiêu phí, nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm; còn bộ phận giá trị nguyên, nhiên liệu và vật liệu phụ lại được chuyển tồn bộ giá trị vào giá trị hàng hố trong chu kỳ sản xuất đó.

Nếu như, về mặt giá trị, vốn cố định có đặc điểm chu chuyển chậm, thì trái lại vốn lưu động có đặc điểm chu chuyển nhanh hơn. Trong quản lý sản xuất kinh doanh, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là các chủ doanh nghiệp cần tìm nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển vốn, xét về thực chất, là nghiên cứu vấn đề tái sản xuất vốn ngày một mở rộng, chu chuyển vốn có ảnh hưởng đến việc tiết kiệm vốn ứng trước, nhất là vốn lưu động. Chẳng hạn, trong một năm, nếu vốn chu chuyển

một vịng, thì để có một tổng giá trị là 100 triệu đồng, cần phải có 100 triệu đồng vốn lưu động ứng trước, song nếu vốn chu chuyển 2 vịng trong một năm thì chỉ cần 50 triệu đồng vốn lưu động ứng trước.

Chu chuyển vốn tốt không chỉ tiết kiệm được vốn lưu động ứng trước, mà còn làm tăng lợi nhuận thu được trong năm. Do vậy, chu chuyển vốn có liên quan đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội. Phấn đấu nâng cao tốc độ chu chuyển vốn phải trở thành nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)