Sự cần thiết khách quan phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 128 - 129)

Chương 8 : Cơ chế kinhtế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản

Trước hết cần xem xát những đặc trưng cơ bản cảu cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp – cơ chế kinh tế đã được áp dụng ở nước ta thời kỳ trước đổi mới.

+ Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, thể hiện ở sự chi tiết hoá các nhiệm vụ do Trung ương giao bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm.

+ Các cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại khơng chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình.

+ Quan hệ hàng hố - tiền tệ chỉ mang hình thức và thay vào đó là các quan hệ hiện vật : bao cấp qua giá, qua chế độ tem phiếu, qua cơ chế giao nộp cấp phát trong quan hệ giữa Nhà nước với các xí nghiệp…

+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian, kém năng động và gắn với nó là tệ quan liêu, của quyền…

Nói một cách cơng bằng, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp được áp dụng trong vòng 30 năm ở miền Bắc cũng đã cho chúng ta một số thành tựu khơng thể phủ nhận. Đó là : làm tốt công tác hậu phương quân đội, tập trung được sức người sức của cho tiền tuyến trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; xây dựng được một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng; làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc…Nhưng sai lầm của chúng ta là sau ngày đất nước đựơc hồn tồn giải phóng, cả nước bước vào thời kỳ khơi phục và xây dựng kinh tế, nền kinh tế đòi hỏi phải được vận động theo những quy luật khách quan, phải tìm ra được những động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phải lấy con người làm trung tâm, phải coi trọng lợi ích cá nhân…thì trái lại chúng ta vẫn tiếp tục duy trì cơ chế ấy. Vì vậy, hậu quả tất yếu đã diễn ra: nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Sâu sắc nhất là vào cuối những năm bảy mươi và đầu những năm tám mươi với những biểu hiện rõ rệt là: siêu lạm phát, sản xuất đình đốn, quan hệ cung cầu căng thẳng do hàng hoá khan hiếm, giá cả hàng hố tăng nhanh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước bội chi liên miên…và vấn đề cấp bách đặt ra là phải đổi mới cơ chế kinh tế.

Phương hướng cơ bản của sự đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta đã được xác định tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, đó là dứt khốt xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan

liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Phương hướng đó lại tiếp tục được làm rõ thêm tại Đại hội

VII: “Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận

hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Quan điểm này vẫn

tiếp tục được khẳng định lại tại Đại hội VII và Đại hội IX. Khơng dừng lại ở đó, Đại hội IX cịn giải thích rõ thêm: “nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa: đó là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)