Quy luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 58)

Chương 2 : Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản xuất hàng hoá

5. Quy luật cạnh tranh

Đặc trưng chủ yếu của kinh tế hàng hoá là cạnh tranh.

Cạnh tranh là sự đấu tranh, sự ganh đua quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, để thu lợi nhuận cao nhất.

cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hố, tồn tại khách quan, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Có nhiều loại cạnh tranh : cạnh tranh giữa những người mua, người bán với nhau ; cạnh tranh nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành ; cạnh tranh nhiều, độc quyền ít ; cạnh tranh ít, độc quyền nhiều ; cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế...

Xã hội và nên kinh tế phải từng bước tạo ra mơi trường để cạnh tranh hình thành và phát triển. ví dụ tạo ra thể chế, cơ chế, chính sách, luật pháp...nghĩa là cần tạo ra "sân chơi và luật chơi " bình đẳng. Quan trọng hơn đó là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.nó địi hỏi các chủ thể kinh tế phải khơng ngừng nâng cao trình độ tồn diện mới có khả năng tham gia cạnh tranh. Bản thân môi trường và điều kiện cạnh tranh cũng bị "ơ nhiễm", địi hỏi nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp, nhất là luật chống độc quyền, đặc biệt là độc quyền tự nhiên (tự nhận độc quyền, độc quyền nhà nước) để đảm bảo cho cạnh tranh vận hành có hiệu quả.

Cạnh tranh có vai trị tích cực, nó bắt buộc các chủ thể kinh tế phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới, để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá cả hàng hố; đồng thời khơng ngừng tổ chức cải tiến quản lý kinh tế có hiệu quả : đặc biệt con người - chủ thể nền kinh tế khơng ngừng hồn thiện mình thơng qua chế độ học tập suốt đời... lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định điều đó.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, nếu mơi trường cạnh tranh bị "vẩn đục" thì tiêu cực nảy sinh như hàng giả, hàng lậu, trốn thuế, lừa đảo, lãng phí, tham nhũng, làm băng hoại các giá trị đạo đức, truyền thống của xã hội, phân hoá người sản xuất thành người giàu, kẻ nghèo, bị phá sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 58)