Chức năng của Nhà nước Việt Nam trong nền kinhtế thị trường định

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 136 - 137)

Chương 8 : Cơ chế kinhtế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

4. Vai trò kinhtế của Nhà nước trong nền kinhtế thị trường định hướng xã

4.2. Chức năng của Nhà nước Việt Nam trong nền kinhtế thị trường định

xã hội chủ nghĩa

4.2.1.Quan điểm cơ bản

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế trong đó có cả kế hoạch lẫn thị trường. Kế hoạch và thị trường đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau và chế ước lẫn nhau, trong đó thị trường là căn cứ, là đối tượng và là công cụ của kế hoạch hố. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt quan trong trên tầm vĩ mô của nền kinh tế. Thị trường có vai trị trực tiếp dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất và kinh doanh, nhưng lại phải tuân theo phương hướng mục tiêu của kế hoạch.

- Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi vừa phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời phải xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Khơng có chế độ tự chủ của các đơn vị này thì cũng khơng có cơ chế thị trường. Thực hiện đúng chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước, Nhà nước không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp.

Phát huy tác động tích cực to lơn và đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.

- Nhà nước quản lý nền kinh tế trong nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế chính sách, các cơng cụ đòn bẩy kinh tế khác và bằng các nguồn lực của khu vực kinh tế Nhà nước.

4.2.2.Các chức năng cơ bản Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản trên, những chức năng cơ bản về quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta là:

Thứ nhất: định hướng sự phát triển toàn bộ nền kinh tế nhằm từng bước xây

dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Thứ hai: trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ

Thứ ba: Thiết lập khn khổ pháp luật, có hệ thống chính sách nhất qn để tạo

mơi trường ổn định và thuận lợi cho kinh doanh làm ăn phát đạt.

Thứ tư: hạn chế và khắc phục những mặt khuyết tật của cơ chế thị trường

Thứ năm: phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân theo định hướng lấy

phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu làm cho mọi người dần dần đều có đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Thứ sáu: quản lý tài sản cơng, kiểm kê, kiểm sốt, hướng dẫn tồn bộ hoạt động

kinh tế - xã hội đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 136 - 137)