Thị trường và quy luật cung cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 55 - 58)

Chương 2 : Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản xuất hàng hoá

4. Thị trường và quy luật cung cầu

4.1. Thị trường

Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm sản xuất ra để tra đổi, mua bán. Trao đổi, mua bán hàng hố nằm trong lĩnh vực lưu thơng, diễn ra trên thị trường.

Thị trường là nhân tố của quá trình tái sản xuất, là lĩnh vực tra đổi, mua bán, mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định số lượng và giá cả hàng hố.

Có rất nhiều tiêu thức phân loại thị trường. Theo đối tượng và mục đích mua bán, có thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào), thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ (Thị trường đầu ra). Theo tính chất và cơ chế vận hành, có thị trường tự do, thị trường tự do có điều tiết của nhà nước; thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh ít, độc quyền nhiều, Thị trường độc quyền ít, cạnh tranh nhiều. Theo quy mô và phạm vi các quan hệ

kinh tế, có thị trường địa phương, khu vực; thị trường nội địa; thị trường quốc tế. Theo tính chất hàng hố có thị trường hàng hố thơng thường và thị trường hàng hoá đặc biệt…

Sản xuất hàng hố càng phát triển, thì thị trường hàng hố tiêu dùng và các dịch vụ (thị trường đầu ra) mở rộng, kéo theo sự phát triển của thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào) như : thị trường tư liệu sản xuất; thị trường các hàng hoá đặc biệt, như thị trường sức lao động, tiền vốn, thông tin, khoa học, đất đai, thị trường chứng khốn… Quy mơ các quan hệ kinh tế phát triển kéo theo thị trường phát triển : từ thị trường địa phương, khu vực, tới thị trường cả nước, vươn tới thị trường quốc tế. Cùng với sự phát triển thị trường, dần dần thể chế thị trường (hệ thống đồng bộ, cạnh tranh, mở cửa, trật tự và văn minh) cũng từng bước được hình thành.

Các chức năng cơ bản của thị trường

- Thực hiện giá trị hàng hoá. Trên thị trường, giá trị hàng hoá được hoặc khơng được thực hiện. Nghĩa là hàng hố bán với giá cả cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với giá trị của nó. Chức năng này gắn với mục đích của người sản xuất, sản xuất hàng hoá phải bán đi thu tiền về để tiếp tục quá trình tái sản xuất. ở đây khách hàng là “thượng đế” giữ vai trò quyết định.

- Chức năng thơng tin : Giá cả hàng hố và quan hệ cung cầu được coi là “ phong vũ biểu”, là mệnh lệnh đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường là cơ sở, là căn cứ và là đối tượng của các kế hoạch sản xuất và thường mại, là cái gương để các chủ thể kinh tế quyết định sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai.

Thơng qua các chức năng, thị trường có vai trị quan trọng điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp kích thích người tiêu dùng, đồng thời thơng qua thị trường, nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

4.2. Quy luật cung cầu 4.2.1 Cầu 4.2.1 Cầu

Cầu là số lượng hàng hoá mà người mua sẵn sàng mua ở những mức giá nhất định.

Mức cầu là số lượng hàng hoá mà người mua ứng với một giá tương ứng. Phạm trù cầu đồng nghĩa với phạm trù nhu cầu có khả năng thanh tốn Quy luật của cầu : Cầu tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hoá

Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu :

- Giá cả hàng hoá : giá tăng cầu giảm, ngược lại giá giảm cầu tăng - Giá cả những hàng hoá thay thế

- Thu nhập : Thu nhập tỷ lệ thuận với cầu. Khi thu nhập tăng, cầu tăng, nhưng những hàng hố thơng thường giảm xuống, những hàng hố xa xỉ, cao cấp tăng lên

- Tâm lý, sở thích, tập qn, truyền thống, thói quen.. ảnh hưởng rất lớn đến cầu

- Các chính sách của chính phủ, chẳng hạn chính sách thuế, đầu tư nhập khẩu..

4.2.2. Cung

Cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng bán ở những mức giá nhất định

Mức cung là số lượng hàng hoá được bán với mức giá tương ứng Quy luật của cung : Cung tỷ lệ thuận với giá cả hàng hoá

Những nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Giá cả hàng hố tiêu dùng và dịch vụ. Thơng thường giá tăng cung tăng. Nhưng cung không tăng cùng chiều với giá ở hai trường hợp là khi giá tăng, doanh nghiệp hết năng lực sản xuất, khơng sản xuất thêm hàng hố được; trường hợp còn lao, do người sản xuất, người bán dự đốn giá cịn có khả năng tăng nữa, nên giữ hàng lại, chờ giá tăng tiếp, nên cung không tăng.

- Giá cả các yếu tố đầu vào (máy móc, thiết nị, nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương…) ảnh hưởng trực tiếp đến cung. Nếu giá cả các yếu tố đầu vào giảm mà giá cả đầu ra khơng đổi thì cung tăng.

- Nhập khẩu (chính ngạch hoặc nhập lậu) - Những quyết định của chính phủ

4.2.3. Quy luật cung cầu

Yêu cầu của quy luật cung - cầu:

- Quy luật cung cầu đòi hỏi các chủ thể sản xuất kinh doanh phải đảm bảo quan hệ tỷ lệ : đối với một hàng hoá, quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng lao động với khối lượng nhu cấu ; đối với nhiều hàng hoá, quan hệ tỷ lệ giữa cơ cấu và khối lượng lao động với cơ cấu và khối lượng nhu cầu.

- Quy luật cung cầu yêu cầu người sản xuất, người bán đưa hàng hoá ra thị trường đảm bảo số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, quy cách, thời gian, địa điểm, giá cả, phương thức thanh toán... kịp thời đầy đủ.

Tác dụng của quy luật cung cầu: tạo ra những cân đối, phá vỡ cân đối cũ, tạo cân đối mới, cứ tiếp diễn mãi. cần hiểu cân đối không chỉ là bằng nhau, cân đối là quan hệ tỷ lệ, khồng phải cung bằng cầu, suy đến cùng cân đối là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị sử dụng với giá trị hàng hoá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 55 - 58)