Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 129 - 134)

Chương 8 : Cơ chế kinhtế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Cơ chế thị trường – nhóm yếu tố chịu sự chi phối của “bàn tay vơ hình” hay chịu sự chi phối tự phát của các quy luật kinh tế của thị trường. Nhóm yếu tố này thường được gọi là nhóm gắn với cơ chế tự điều chỉnh. Sự quản lý của nhà nước ở tầm kinh tế vĩ mơ – nhóm yếu tố gắn liền với “bàn tay hữu hình”.

Như vậy, không thể điều hành sự vận động của nền kinh tế thị trường khi chỉ ở nhà nước, hoặc chỉ có cơ chế thị trường. Thiếu một trong hai yếu tố này cũng giống như người ta định “vỗ tay bằng một bàn tay”.

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào từng yếu tố đó. 3.1. Cơ chế thị trường

- Khái niệm cơ chế thị trường: cơ chế thị trường là bộ máy điều tiết toàn bộ sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế, như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu, quy luật lợi nhuận, quy luật cạnh tranh…

- Các quy luật kinh tế điều tiết sự vận động của kinh tế thị trường.

+ Quy luật giá trị: trong nền kinh tế hàng hố nói chung, kể cả ở giai đoạn phát

triển cao là kinh tế thị trường, quy luật giá trị cũng vẫn yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hố phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Về lý thuyết người ta có thể tính được thời gian lao động xã hội cần thiết đẻ sản xuất ra hàng hố, song trên thực tế chỉ có thể trực tiếp tính được thời gian lao động cá biệt, cịn thời gian lao động xã hội cần thiết chỉ có thể xác định được thông qua thị trường. Thông qua sự biến động tự phát của giá cả thị trường, người sản xuất mới có thể biết được giá trị cá biệt của mình là cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thị trường, từ đó mới có thể tính được lỗ lãi.

Quy luật giá trị yêu cầu ở trên tầm vĩ mô của nền kinh tế: tổng giá cả phải bằng tổng giá trị, song trên thị trường giá cả luôn xoay quanh giá trị mà giá trị chỉ có giá cả mới là cái biểu hiện ra bên ngoài, nên đối với các doanh nghiệp, mọi sự phân tích, đánh giá thị trường để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ giá cả. Hay cũng có thể nói, trong nền kinh tế thị trường giá cả có chức năng thơng tin. Vì vậy thơng qua giá cả, quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố, điều tiết việc phân bổ các nguồn lực của xã hội vào các ngành, các lĩnh vực, các vùng của nền kinh tế; khuyến khích tăng năng suất lao động xã hội và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất; phân hoá giàu nghèo….

+ Quy luật cung cầu: Đây là quy luật kinh tế phản ánh mối quan hệ và sự tác

động qua lại giữa cung và cầu để xác định giá cả thị trường.

Cầu: Đại diện cho nhu cầu của xã hội, song trong kinh tế thị trường thì cầu chỉ là

biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán ở trên thị trường về một loại hàng hố hoặc dịch vụ nào đó. Quy mơ và sự vận động của cầu chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

* Hiệu quả và mức độ thoả mãn của hàng hoá đối với người tiêu dùng.

* Thu nhập của cư dân. Khi những điều kiện khác khơng thay đổi thì thu nhập của cư dân càng cao, cầu càng được mở rộng.

* Giá cả của hàng hoá trên thị trường. Cầu vận động ngược chiều với giá cả của hàng hoá.

* Giá cả những hàng hố có liên quan: ví dụ giá điện tăng có thể làm mở rộng cầu về bếp ga, giá xăng tăng có thể kàm giảm cầu về xe máy.v.v..

* Tâm lý của người tiêu dùng: Nhiều khi những tâm lý lo xa của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến cầu, ví dụ: thiên tai làm cho người tiêu dùng dự kiến tới khả năng mất mùa, vì vậy họ có tâm lý muốn tích trữ lương thực làm cho cầu về lương thực tăng lên.

Cung: Là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất mong muốn và có

thể bán được trong một thời gian nhất điịnh với giá cả cụ thể.

Điều kiện để có cung: nguyện vọng tiêu thụ và khả năng cung ứng phải đủ cả hai điều kiện này mới hình thành được cung.

Quy mơ và sự vận động của cung chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

* Chi phí sản xuất: nếu khơng kể dến những trường hợp đặc biệt thì chi phí sản xuất thấp sẽ thu được nhiều lợi nhuận nên kích thích tăng cung.

* Giá cả hàng hố: thơng thường trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thí giá bán hàng hoá càng cao, càng hấp dẫn đối với những người sản xuất và các

nhà cung ứng nên khuyến khích họ tăng cung và ngược lại giá giảm thì trở nên ít hấp dẫn, do vậy cung bị thu hẹp lại.

* Giá cả của các hàng hóa liên quan: ví dụ, khi giá gạo không thay đổi nhưng giá rau, hoa quả tăng, người ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng rau và hoa quả khiến cho cung về lúa gạo giảm.

* Giá cả các yếu tố sản xuất: thường khi gía các yếu tố đầu vào tăng làm tăng chi phí, khơng có lợi cho những người sản xuất, họ cắt giảm sản lượng làm cho cung giảm xuống, hoặc ngược lại, tiến bộ kỹ thuật làm cho giá các yếu tố đầu vào giảm xuống cũng có thể có tác động làm tăng cung.

* Chính sách thuế của chính phủ….nhiều khi thuế cao làm cho giá hàng hố cao khó tiêu thị mà lại ít lãi cũng gây giảm cung.

Cung và cầu có sức co giãn và thường thay đổi ln. Cung đại diện cho những người bán và các nhà sản xuất, còn cầu đại diện cho người mua. Xuất phát từ lợi ích kinh tế, trên thị trường người bán bao giờ cũng muốn bán được nhiều sản phẩm với giá cao, còn trái lại người mua lại muốn mua được nhiều sản phẩm vớí giá thấp. Sự tác động qua lại giữa cung và cầu, người bán và người mua sẽ diễn ra hồn tồn mang tính tự phát nhưng cuối cùng sẽ gặp nhau tại điểm cân bằng.

+ Quy luật lưu thông tiền tệ: Trong nền kinh tế thị trường, lưu thơng tiền tệ có

tác động trực tiếp đến sản xuất và trao đổ hàng hố. Tình trạng thừa và thiếu tiền trong lưu thông đều làm biến dạng các chỉ số giá cả, gây khó khăn cho lưu thơng hàng hố và hạch tốn kinh doanh của các doanh nghiệp.

Công thức chung của lưu thông tiền tệ là: MV = PQ hoặc ta cũng có thể viết: M

= PQ

V

Trong đó:

M: số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thơng V: số vịng quay trung bình của một hàng hố Q: khối lượng hàng hố lưu thơng trên thị trường.

Trong điều kiện lưu thơng tiền vàng thì khi lượng tiền vàng trong lưu thông vượt quá số lượng cần thiết thì sẽ có một lượng tiền vàng được đưa vào cất trữ, khi nền kinh tế nhiều hàng thì tiền vàng từ các kho cất trữ lại được tung ra. Nhưng trong điều kiện lưu thông tiến giấy (thực chất tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị), nếu M lớn hơn số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ sinh ra nạn lạm phát. Do Nhà nước độc quyền phát hành tiền nên lạm phát sẽ dẫn đến phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các tầng

lớp dân cư. Lạm phát quá trầm trọng làm cho giá cả hàng hoá tăng nhanh sẽ có nguy cơ gây rối loạn các quan hệ kinh tế.

Các quy luật kinh tế nói trên tồn tại và hoạt động một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường, là những yếu tố hợp thành của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, ngoài các quy luật kinh tế như vừa trình bày ở trên, tham gia vào cơ chế thị trường còn phải kể tới các yếu tố khác nữa, ví dụ như lợi nhuận với tư cách là mục đích, là động lực của các nhà kinh doanh, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn của doanh nghiệp; cạnh tranh với tư cách vừa là môi trường, vừa là động lực của kinh tế thị trường v.v…Những yếu tố này có quan hệ gắn kết chặt chẽ với các quy luật kinh tế nói trên tạo nên guồng máy chi phối sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

- Những ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường.

+ Ưu thế: Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế nên rất linh hoạt, mềm dẻo và uyển chuyển. Nó có tác dụng kích thích mạnh, nhanh sự đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và do đó dễ dàng thoả mãn nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Nó là cơ chế địi hỏi các doanh nghiệp và các nhà quản lý phải hết sức năng động, nhạy bén để thích nghi với sự đổi mới thường xuyên và mau lẹ của nhu cầu xã hội cũng như của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Trên cơ sở đó cơ chế thị trường kích thích sản xuất và trao đổi hàng hố phát triển.

Tuy vậy tấm huân chương nào cũng có hai mặt, bên cạnh những ưu thế vốn được coi là vẻ đẹp của cơ chế thị trường, thì bản thân cơ chế thị trường cũng chứa đựng những khuyết tật.

+ Khuyết tật:

* Bởi vì cơ chế thị trường mang tính tự phát nên những hậu quả như: khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, phân hoá giàu nghèo…là những vấn đề khó tránh khỏi.

* Do chạy theo lợi nhuận tối đa nên cơ chế thị trường có xu hướng kích thích việc khai thác và sử dụng tài nguyên một cách vô tội vạ, phá huỷ môi trương, môi sinh và sự cân bằng sinh thái.

* Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là động lực của nền kinh tế, song bản thân quan hệ cạnh tranh lại cũng chứa đựng những nhân tố tạo ra sự đối lập với nó, đó là độc quyền, mà độc quyền chính là cơ sở để làm nảy sinh những quan hệ cạnh tranh khơng lành mạnh.

Tóm lại: cơ chế thị trường có nhiều ưu thế và vì những ưu thế của cơ chế thị

trường nên ngày nay các quốc gia trên thế giưới đều chủ trương sử dụng cơ chế thị trường như một cơng cụ để phát triển kinh tế. Mặt khác vì những khuyết tật của cơ

chế thị trường vớí sự can thiệp, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, hình thành nên cơ chế kinh tế hỗn hợp.

3.2. Sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

3.2.1. Tính tất yếu khách quan phải có sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Kinh tế hàng hố và trình độ phát triển cao của nó là kinh tế thị trường là một bước tiến của xã hội loài người trong tổ chức kinh tế. Như ở trên chúng ta đã nghiên cứu. kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, song cũng có những khuyết tất. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, vai trị của Nhà nước khơng phải lúc nào cũng được đặt ra như nhau.

Trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, người ta đề cao vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường, coi sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế là có hại. Nhưng quan điểm này khơng tồn tại được lâu. Tính tự phát, vơ chính phủ của q trính sản xuất cùng với những hậu quả nghiêm trọng đã đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi nhà nước tư sản phải can thiệp vào quá trình kinh tế, mà hành động đầu tiên là việc ban hành chế độ công xưởng ở nước Anh để chống lại tính tự phát, vơ chính phủ của các q trình kinh tế.

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 càng chứng tỏ cơ chế thị trường tự phát khơng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển một cách bình thường. Hơn thế nữa, trình độ xã hội hố ngày càng cao của nền sản xuất địi hỏi phải có sự điều tiết từ một trung tâm quyền lực. Từ đó xuất hiện các quan điểm khác nhau về vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù các ý kiến cịn có nhiều tranh luận khác nhau, song nhìn chung đều thống nhất cho rằng Nhà nước phải có vai trị quản lý và điều tiết vĩ mô trong nền kinh té thị trường. Bởi vì:

- Thứ nhất: Để khắc phục những khuyết tât của cơ chế thị trường

- Thứ hai: Để hướng vào những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước

của mỗi quốc gia đặt ra trong từng thời kỳ.

Tuy vậy, giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoặc định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn có sự khác nhau về bản chất, nên bên cạnh sự giống nhau ở một số phương pháp quản lý vẫn có sự khác nhau về bản chất trong việc thực hiện vai trò quản lý ây. Chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề này ở mục IV trong bài này.

Những mục tiêu kinh tế vĩ mơ của vai trị quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là: hiệu quả, ổn định, tăng trưởng và công bằng. Để đạt các mục tiêu này Nhà nước có các chức năng chủ yếu sau:

Thứ nhất: xây dựng pháp luật, các quy định và các quy chế điều tiết.

Nhà nước đề ra hệ thống pháp luật, trên sơ sở đó đặt ra những điều luật có bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động của thị trường. Nhà nước cịn thơng qua hệ thống chính quyền các cấp lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết… nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an tồn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thú hai: ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế

Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mơ như: kiểm sốt thuế, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế, mà cố gắng làm dịu những dao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ.

Thứ ba: Tác động đến việc phân bố các nguồn lực.

Nhà nước có thể tác động tới sự phân bố các nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến sản xuất “cái gì”, qua sự lựa chọn của Nhà nước, qua hệ thống pháp luật; tác động đến khâu phân phối “cho ai” qua thuế và các khoản chuyển nhượng. Nhà nước cũng có thể tác động đến sựu phân bố các nguồn lực một cách gián tiếp thông qua thuế, trợ cấp đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất.

Thứ tư: Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng.

Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tầm quan trọng, quy mơ của nó địi hỏi Nhà nước phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức phối hợp đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng.

Nhà nước còn đuáng ra tổ chức xây dựng các chính sách, các chương trình tác động tới khâu phân phối lại chương trình kinh tế - xã hội, chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các cơng trình phúc lợi.

Các cơng cụ chủ yếu để thơng qua đó Nhà nước thực hiện các chức năng nói trên là: hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật, kế hoạch và thị trường, tài chính,tín dụng, lưu thơng tiền tệ…và khu vực kinh tế Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 129 - 134)