Giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 85 - 86)

1.1 .Vốn trong doanh nghiệp

2. Giá thành sản phẩm

Như đã biết, giá trị hàng hố có cơ cấu gồm ba bộ phận: giá trị tư liệu sản xuất đã vật hoá (c), giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương (v) và giá trị của sản phẩm thặng dư (m). Nó có cơng thức khái qt là: c + v + m.

Trong các bộ phận cấu thành giá trị hàng hoá, khi (c + v) biểu hiện dưới hình thái tiền thì được gọi là giá thành sản phẩm, hay chi phí sản xuất. Vì giá thành được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ của hai bộ phận đầu của giá trị (c + v) nên chịu ảnh hưởng của giá trị tiền tệ qua sự biến động của giá cả. Do vậy, giá thành có thể thống nhất hoặc không thống nhất với hai bộ phận đầu của giá trị hàng hoá. Trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, cơ cấu giá thành ngoài hai bộ phận đầu của giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, nó cịn bao hàm thêm các khoản (mặc dù những khoản này không thuộc bản chất giá thành): tiền trả lãi vốn vay ngân hàng, các loại tiền phạt.

Trong kế hoạch hoá và thống kê giá thành, người ta chia ra các cặp giá thành như sau:

- Giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ. - Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. - Giá thành cá biệt và giá thành xã hội

Mỗi cặp giá thành có nội dung kinh tế và có ý nghĩa quan trọng nhất định liên quan đến việc nhận thức và vận dụng nó trong các doanh nghiệp. Chẳng hạn, cặp giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ giúp ta phân biệt rõ giá thành trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và giá thành có tính đến chi phí quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, tìm ra bộ phận trong cơ cấu giá thành cần phát huy hoặc cần khắc phục. Cặp giá thành cá biệt và giá thành xã hội giúp các chủ doanh nghiệp so sánh sự hình thành giá cả hàng hố của doanh nghiệp có phù hợp với mức giá cả thị trường hay khơng để có biện pháp xử lý kịp thời...

Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp trong quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, hạch toán giá thành, phấn đấu giảm giá thành là nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên đối với các doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì: giá thành giảm xuống nhờ các yếu tố đầu vào của sản xuất được xử lý một cách khoa học, bảo đảm giá cả ở đầu ra có thể chịu đựng được so với giá cả thị trường; giá thành giảm xuống sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, cho phép doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản xuất, đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh, có điều kiện giải quyết thoả đáng mối quan hệ phân phối giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, đóng góp ngày một nhiều vào ngân sách nhà nước.

Có nhiều biện pháp giảm giá thành. Dưới đây là những biện pháp mấu chốt: - Tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.

- Giảm tỷ lệ hàng phế phẩm, thứ phẩm: nâng tỷ lệ hàng chính phẩm, hàng có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

- Thực hành tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao hiệu quả của quản lý, nhất là hiệu quả quản lý vốn và giá thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)