Mã chương : KTVM01
1. Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành tựu của nền kinh tế
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product- GNP)
- Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị
bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của người dân quốc gia đó sản xuất ra trong một thời kỳ (thường là 1 năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình
Như vậy tổng sản phẩm quốc dân đánh giá kết quả của hàng triệu các giao dịch và hoạt động kinh tế do cơng dân của nước đó tiến hành trong một thời kỳ (thường là một năm). Đây là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ để tính giá trị của các hàng hố khác hàng hố khác nhau mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm để chi tiêu trong khoảng thời gian tính tốn.
+ Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa (GNPn): đo lường tổng sản phẩm
quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành (tức là giá của cùng thời kỳ đó).
+ Tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNPr): đo lường tổng sản phẩm quốc
dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc.
- Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị trường của các hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (GDPn): là giá trị hàng hố và
dịch vụ tính theo giá hiện hành, tức là giá cả của cùng thì kỳ đó.
+ Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDPr): là giá trị sản lượng hàng hoá
và dịch vụ hiện hành của nền kinh tếđược tính theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc).
Mục tiêu tính tốn GDP là nhằm để nắm bắt được hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. GDP thực tế phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế nên nó cũng cho biết năng lực thoả mãn và mong muốn của dân cư trong nền kinh tế. Do đó GDPr phản ánh kết quả của nền kinh tế tốt hơn GDPn.
1.1.3. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.
Sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện nâng cao mức sống và đảm bảo an ninh quốc gia, kích thích các doanh nghiệp táo bạo trong đầu tư, khích lệ sự đổi mớivề mặt kỹ thuật và quản lý.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
- Số lượng và chất lượng lao động - Tích luỹ vốn tư bản
- Tài ngun thiên nhiên - Cơng nghệ và tri thức.
1.1.4. Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng
Nền kinh tế của tất cả các nước thường phải đối mặt với chu kỳ kinh doanh liên quan đến chu kỳ kinh doanh đó là sự đình trệ sản xuất, lạm phát và thất nghiệp.
- Chu kỳ kinh doanh là sự dao động của tổng sản phẩm quốc dân thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng (Qp).
- Độ chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng (Qp) và sản lượng thực tế (Qa) gọi là sự thiếu hụt sản lượng.
+ Nếu mức thiếu hụt sản lượng lớn hơn 0 nền kinh tế đang trong thời kỳ thiếu hụt sản lượng, các nguồn lực chưa được sử dụng hết nhất là nguồn lực về sản lượng.
+ Nếu mức thiếu hụt sản lượng nhỏ hơn 0 nền kinh tế đang trong thời kỳ phát đạt sản lượng thực tế (Qa) đã vượt khỏi sản lượng tiềm năng (Qp), giá cả tăng nhanh.
Nghiên cứu về sự thiếu hụt sản lượng giúp cho việc tìm ra các biện pháp chống lại chu kỳ kinh doanh nhằm ổn định nền kinh tế.
1.2. Biến danh nghĩa và biến thực tế
Các biến số trong nền kinh tế, khi được đo lường về mặt giá trị, trước tiên thường được biểu hiện như là các biến số danh nghĩa: tổng doanh thu hàng hóa mà một doanh nghiệp nhận được trong một thời kỳ; mức lương của một người công nhân nhận được trong một tháng hay một năm xác định; tổng giá trị hàng hóa hay dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong năm 2017; mức lãi suất mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định v.v…
Các biến số danh nghĩa ở một thời điểm xác định đều được tính tốn trên cơ sở các mức giá hay sức mua của đồng tiền ở chính thời điểm hiện hành mà người ta đang khảo sát. Ví dụ, tiền lương danh nghĩa của cơng nhân năm 2017 chính là số tiền lương mà người công nhân nhận được bằng tiền ở chính năm này. Nó gắn với mức giá hay giá trị của đồng tiền lúc đó. So với năm 2016, nếu tiền lương danh nghĩa của công nhân năm 2017 tăng lên 10%, song đồng thời trong khoảng thời gian này, mức giá chung cũng tăng lên 10% hay sức mua đồng tiền giảm đi 10% (sức mua của đồng tiền là chỉ số về số lượng hàng thực tế mà một đơn vị tiền tệ có thể mua được), chúng ta khơng thể nói người cơng nhân trở nên khá giả hơn nhờ được tăng lương. Trong trường hợp này, tiền lương danh nghĩa không phải là số đo tin cậy để chúng ta đưa ra kết luận. Muốn làm được điều này, chúng ta phải quy tiền lương danh nghĩa về tiền lương thực tế.
Các biến số thực tế được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh các biến số danh nghĩa theo một mức giá chung hay một sức mua đồng tiền cố định. Nói cách khác, đó là các biến số danh nghĩa đã khử đi yếu tố lạm phát - sự tăng lên trong mức giá chung của nền kinh tế khiến cho sức mua đồng tiền thay đổi. Khi đo giá trị tiền tệ của các biến số kinh tế ở những thời điểm khác nhau, theo một mức giá thống nhất của một thời điểm nào đó (tức là mức giá ở đây được cố định hóa theo thời gian), các biến số thực tế phản ánh chính xác hơn sự thay đổi thực tế của các biến số kinh tế. Như trong ví dụ ở trên, khi tiền lương danh nghĩa của công nhân tăng lên cùng một tỷ lệ với giá cả các hàng hóa, thực chất, tiền lương thực tế của anh ta không thay đổi. Số lượng hàng hóa mà tiền lương danh nghĩa có thể mua được vẫn như cũ. Tiền lương thực tế nói với chúng ta chính xác hơn
về tác động của việc tăng lương đối với đời sống của người cơng nhân. Vì vậy, để tránh sai lầm trong phân tích kinh tế, cần biết phân biệt các biến số danh nghĩa và các biến số thực tế.
1.3. Mối quan hệ giữa GDP, GNP và các chỉ tiêu
1.3.1. Mối quan hệ giữa GDP và GNP
GNP = GDP + NIA GDP = GNP - NIA
( NIA là thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài) NIA = Thu nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài - Thu nhập mà người nước ngoài tạo ra ở trong nước
*So sánh sự giống và khác nhau giữa GDP và GNP
- Giống nhau: Cả GDP và GNP đều là chỉ tiêu đo lường giá trị hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng của một quốc gia được sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
- Khác nhau:
+ GDP thống kê sản phẩm được sản xuất ra của một quốc gia tính trên phạm vi lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó, dù là người trong nước hay người nước ngoài, là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp thuộc sở hữu của người nước ngoài.
+ GNP thống kê sản phẩm được sản xuất ra của một quốc gia trên cơ sở nguồn lực, nghĩa là tính theo người dân quốc gia đó. Người dân quốc gia đó dù sống ở đâu trong nước hay nước ngoài dù tạo ra hàng hố và dịch vụ thì đều được tính vào GNP.
1.3.2. Một số chỉ tiêu
- Chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá điều chỉnh (DGDP):
Chỉ số giá điều chỉnh đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hố dịch vụ được tính trong GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDPn và GDPr, nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở. Chỉ số giá điều chỉnh cho biết sự biến động về giá làm thay đổi GDP danh nghĩa. GDPnt
D = * 100% GDPrt
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g): là tỷ lệ % thay đổi GNP thực tế của thời
GNPrt
g = ( - 1) x 100% GNPrt-1
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng
hố và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình đã mua. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức biến động tiêu dùng của hàng hoá bán lẻ và dịch vụ dùng trong hoạt động dân cư và các hộ gia đình.