Cách thức và tác động của chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 53 - 55)

Mã chương : KTVM01

2. Chính sách tài khóa

2.2. Cách thức và tác động của chính sách tài khóa

2.2.1. Chính sách tài khố trong lý thuyết

Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.

Khi nền kinh tế ở quá xa về bên trái hay bên phải mức sản lượng tiềm năng thì lúc cần tác động của chính sách tài khố hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng.

Bây giờ hãy xem xét về mặt lý thuyết, Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khố như thế nào?

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thối và thất nghiệp. Các háng tư nhân không muốn đầu tư thêm, cịn người tiêu dùng khơng muốn chi thêm cho tiêu dùng. Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này, để mở rộng tổng cầu, Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Trong mơ hình số nhân đầy đủ, việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khơi phục.

Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt quá mức, lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế, nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi, sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại.

Vậy chính sách tài khố có thể coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế chính sách tài khố khơng đủ hữu hiệu đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại vì thế mà nền kinh tế thị trường thường không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn. Trước khi nghiên cứu vấn đề chính sách tài khố trong thực tiễn, hãy xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động.

Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự ổn định mạnh mẽ. Đó là:

(1) Những thay đổi tự động về thuế. Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về thuế tăng theo và ngược lại, khi thu nhập giảm thuế giảm ngay mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế. Vì vậy, hệ thống thuế có vai trị như một bộ phận tự điều chỉnh tự động nhanh và mạnh.

(2) Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm.

Khi mất việc hay thất ngiệp thì người thất nghiệp được nhận trợ cấp. Khi có việc làm thì họ bị n cắt tiền trợ cấp đi. Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm tiền và rút tiền ra khỏi nền kinh tế ngược lại chiều hướng của chu kỳ kinh doanh, góp phần ổn định hệ thống kinh tế

Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động của nền kinh tế mà khơng xố bỏ hồn tồn các giao động đó. Phần cịn lại đặt lên vai chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của Chính phủ.

2.2.2. Chính sách tài khố trong thực tế

Trong thực tế, tác động của chính sách tài khố gặp nhiều hạn chế. Có thể đưa ra những lý do sau:

- Khó xác định một cách chính xác liều lượng cần thiết của chính sách. Để tính được liều lượng tăng hay giảm chi tiêu và thuế một cách chính xác, trước hết cần xác dịnh được một cách chính xác số nhân chi tiêu và thuế trong thực tế. Đã có nhiều mơ hình kinh tế lượng hố được đưa ra để ước tính số nhân. Nhưng điều khơng may là chúng lại cho kết quả khác nhau:

+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá và nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế.

+ Có sự khơng chính xác cố hữu trong các quan hệ kinh tế. - Chính sách tài khố có độ trễ khá lớn:

Độ trễ của chính sách tài khố chia làm hai loại: Độ trễ bên trong và độ trễ bên ngoài.

Độ trễ bên trong bao gồm: thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.

Đỗ trễ bên ngồi bao gồm q trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng.

Với chính sách tài khố, cả hai độ trễ khá dài, phụ thuộc vào các yếu tố chính trị và cơ cấu tổ chức bộ máy. Chính vì vậy, những quyết định đưa ra khơng đúng lúc có thể làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.

- Chính sách tài khố thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội. Thực tế cho thấy, ngồi một số dự án cơng cộng thực hiện thành công, đa số dợ án tỏ ra kếm hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)