Mã chương : KTVM01
1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế
1.2. Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng của nền kinh
So sánh số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng (m’), số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở (m”) còn phụ thuộc vào MPM - Xu hướng nhập khẩu cận biên. Khi xu hướng này càng lớn, số nhân càng nhỏ, điều này cho thấy, hàng hố nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó ảnh hưởng đến mức việc làm, thất nghiệp trong nước.
Đồ thị của hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở có độ dốc nhỏ hơn đồ thị của nền kinh tế đóng vì rằng hệ số góc của nó nhỏ hơn hệ số góc của đường kia một lượng là MPM.
1.2. Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng của nềnkinh tế kinh tế
Nền kinh tế sẽ đạt cân bằng ở điểm nào? Với giả định ban đầu của chương này là tổng cầu quyết định sản lượng dù khả năng sản xuất đến đâu, nhu cầu cần bao nhiêu thì các hãng kinh doanh cũng sẽ đáp ứng đủ bấy nhiêu. Lúc này sản lượng cân bằng hoàn toàn phụ thuộc vào tổng cầu. Nếu tổng cầu giảm thì các hãng kinh doanh không bán hết được sản phẩm đã sản xuất ra, dẫn đến hàng tồn kho không dự kiến sẽ tăng lên.Và ngược lại, khi tổng cầu tăng các hãng kinh doanh phải tung hàng dự trữ bán ra, dẫn đến hàng tồn kho sẽ giảm xuống tới mức dự kiến. Do vậy giá cả và tiền công khơng thay đổi, thị trường hàng hố và dịch vụ sẽ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn. Khi đó tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng với sản lượng thực tế được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn thì hàng tồn kho khơng dự kiến sẽ bằng khơng. Nói một cách khác, trong cân bằng ngắn hạn sản lượng sản xuất ra đúng bằng sản lượng mà các hãng, các hộ gia đình cần chi tiêu. Dự kiến chi tiêu không bị phá vỡ do thiếu hàng hố. Ngược lại các hãng cũng khơng sản xuất nhiều hơn mức có thể bán được.Sau khi nghiên cứu về tiêu dùng và hàm tiêu dùng và đồng nhất thức về hàm tổng cầu giản đơn như sau:
Vì AD = C + I
nên AD = C + MPC.Y + I hay AD = (C + I ) + MPC.Y
Tiếp theo vấn đề đặt ra là, với tổng cầu được xác định như trên, nền kinh tế sẽ cân bằng tại điểm nào ?
Hãy nhớ lại giả định ban đầu của chúng ta là các doanh nghiệp có thể đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Lúc này, sản lượng cân bằng sẽ phụ thuộc vào tổng cầu. Nếu tổng cầu giảm dẫn đến các hãng kinh doanh không bán hết được
sản phẩm đã sản xuất ra, hàng tồn kho không dự kiến sẽ chất đống. Ngược lại, nếu tổng cầu tăng lên dẫn đến các hãng kinh doanh sẽ tung hàng dự trữ ra để bán.
Do vây, khi giá cả và tiền lương cố định, thị trường hàng hoá và dịch vụ sẽ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn, khi tổng cầu và tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra trong nền kinh tế.
Vậy ở trạng thái cân bằng ngắn hạn, lượng hàng tồn kho không dự kiến sẽ bằng khơng. Nói cách khác, trong cân bằng ngắn hạn sản lượng sản xuất ra đúng bằng sản lượng mà các hộ gia đình cần để tiêu dùng và các doanh nghiệp cần để đầu tư. Dự kiến chi tiêu không bị phá vỡ do thiếu hàng hoá. Ngược lại các doanh nghiệp cũng khơng sản xuất nhiều hơn mức có thể bán được. Vậy trong cân bằng ngắn hạn, sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? Hãy sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Điều này được rút ra từ trạng thái cân bằng ở trên. Đó là: Muốn cho thị trường hàng hoá và dịch vụ cân bằng, sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế phải bằng tổng cầu:
Y = AD
Y = ( C + I) + MPC.Y 1
Yo = ( C + I ) (*) 1- MPC
Biểu thức (*) chính là biểu thức xác định sản lượng cân bằng Trong đó: Yo là mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
Chúng ta có thể xác định được mức cân bằng bằng đồ thị với trục tung là chi tiêu và trục hoành là sản lượng như sau:
Đồ thị này cho biết phương pháp xác định sản lượng cân bằng. Đồ thị có tên là đồ thị chi tiêu để phân biệt với đồ thị tổng cung - tổng cầu.
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tổng cầu
Đồ thị này cho biết với mức giá và tiền công không đổi, tổng cầu sẽ phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng như thế nào và sản lượng cân bằng sẽ được xác định như thế nào ?
Để vẽ được hàm tổng cầu, trước hết ta hãy vẽ được hàm tiêu dùng (C), sau đó tịnh tiến đường này theo chiều thẳng đứng một đoạn đúng bằng I. Đường thẳng thu được là đường thẳng biểu thị hàm tổng cầu AD, đường AD cắt đường 45o ở điểm nào, điểm dó chính là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại đó mức sản lượng cân bằng là Yo
+ Nếu mức sản lượng Y < Yo thì sản lượng nhỏ hơn sản lượng cân bằng, dẫn đến thiếu hụt hàng hoá.
+ Nếu mức sản lượng Y > Yo thì sản lượng lớn hơn sản lượng cân bằng dẫn đến dư thừa hàng hoá.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khơng có gì bảo đảm rằng tại mức sản lượng cân bằng Yo là mức sản lượng tiềm năng. Những phân tích ở trên chỉ chứng minh rằng nền kinh tế đạt mức cân bằng ngắn hạn tại mức sản lượng Yo, tại đó các hãng kinh doanh khơng có động cơ th thêm nhân cơng để mở rộng sản xuất, khơng có triển vọng tăng mức sản lượng vượt qua mức sản lượng Yo.
Đồ thị miêu tả tổng cầu của nền kinh tế đóng có tính đến tác động đồng thời của chi tiêu của Chính phủ và thuế.
Hình 3.4: Mơ hình tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng
Hình 3.5: Mơ hình tổng cầu trong nền kinh tế mở