Cơ chế của chu kỳ kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 91 - 94)

Mã chương : KTVM05

3. Chu kỳ kinh doanh

3.2. Cơ chế của chu kỳ kinh doanh

Một vấn đề đặt ra ở đây là tại sao tổng sản phẩm quốc dân thực tế lại quá cao hặc q thấp là khơng tốt, hay nói một cách khác dao động của chu kỳ kinh doanh quá lớn ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

Vậy chu kỳ kinh doanh tác động đến nền kinh tế như thế nào?

- Trước hết, chu kỳ kinh doanh tác động đến lạm phát: Nếu GNP thực tế tăng quá nhiều so với GNP tiềm năng dẫn đến lạm phát cao, lạm phát tăng cao đưa đến nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng do đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chậm, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khơng ổn định.

- Thứ hai, là chu kỳ kinh doanh tác động đến thất nghiệp, ta có thể thấy rằng khi GNP giảm xuống quá nhiều so với GNP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hay nói một cách khác là số lao động có việc làm giảm, số lao động thất nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này cũng dẫn tới nền kinh tế ngày càng sa sút, chính trị, xã hội cũng khơng ổn định.

Ngồi tác động đến lạm phát thất nghiệp thì chu kỳ kinh doanh cịn tác động đến các lĩnh vực khác như đầu tư, ngân sách chính phủ, cán cân thanh tốn quốc tế, tâm lý và lòng tin của mọi người.

Nghiên cứu các chu kỳ kinh doanh có một số ứng dụng thực tế quan trọng. Đó là việc đề ra những chính sách ổn định kinh tế, chống lại những giao động không mong muốn của nền kinh tế. Cũng cần thấy rằng, nhiều nước đang phát triển đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, giảm nhẹ và loại trừ hẳn chu kỳ kinh doanh trong đời sống kinh tế của họ.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Tổng cung là gì? Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng cung.

Câu 2: Cung cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động. Câu 3: Tại sao đường cung của trường phái cổ điển lại thẳng đứng ?

Câu 4: Tại sao đường cung của trường phái Kyenes là đường nằm ngang ?

Câu 5: Chu kỳ kinh doanh, những nhân tố chủ yếu quyết định tới chu kỳ kinh

doanh.

Câu 6: Cho biểu thức xác định sản lượng biên của lao động là (14 – 0,08L) với

L là số lượng lao động.

a. Hãy tìm biểu thức mơ tả cầu về lao động với tiền công danh nghĩa W và mức giá P.

b. Xác định cầu về lao động khi tiền cơng danh nghĩa bằng 4 nghìn, 3 nghìn, 1 nghìn đồng và mức giá bằng 1.

c. Vẽ đồ thị đường cầu lao động.

Câu 7: Cho biểu thức mô tả cung về lao động là:

W 140 + 5 ( )

P

a. Xác định số cung về lao động tương ứng với mức tiền cơng danh nghĩa 4 nghìn, 3 nghìn, 1 nghìn đồng và mức giá là 1.

b. Vẽ đồ thị cung lao động tương ứng.

c. Tìm cân bằng thị trường lao động với đường cầu lao động tìm được ở câu 6.

Câu 8: Hãy điền vào các ô tương ứng với chữ R và B biểu thị thời kỳ suy thoái (R) hoặc

bùng nổ (B) của chu kỳ kinh doanh mà bạn nhận thấy phù hợp với những sự kiện sau: 1. Tăng đầu tư của doanh nghiệp

2. Lợi nhuận giảm 3. Số thu về thuế tăng

4. Nhu cầu về lao động tăng 5. Giá cổ phần giảm

6. Lạm phát tăng

7. Chi tiêu cho trợ cấp thất nghiệp tăng 8. Lãi suất giảm

CHƯƠNG 6

Mã chương: KTVM06 Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và nguyên nhân gây ra thất nghiệp và lạm phát để phân tích các yếu tố dẫn đến thất nghiệp và lạm phát.

Mục tiêu:

- Trình bày được nguồn gốc và nguyên nhân gây ra thất nghiệp và lạm phát;

- Trình bày mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát; - Phân tích các yếu tố dẫn đến thất nghiệp và lạm phát; - Nghiêm túc, tập trung nghiên cứu.

Nội dung chính: 1. Thất nghiệp

1.1. Khái niệm

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp

Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, cũng cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:

- Những người trong độ tuổi lao động: là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ

và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp.

- Lực lượng lao động: là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm

hoặc chưa có việc làm nhưng đang kiếm việc làm.

- Người có việc: là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã

hội…

- Người thất nghiệp: là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn

và đang tìm kiếm việc làm.

Ngồi những người có việc và thất nghiệp, những người cịn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm những người đi học, nội trợ gia đình, những người khơng có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật… và một bộ phận khơng muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.

Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê và có thể khác nhau đổi chỗ giữa các quốc gia

Hình 6.1 Mối quan hệ liên quan đến thất nghiệp

Do tình hình kinh tế và đặc điểm thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước, nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không dễ dàng và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự, thất nghiệp trá hình, bán thất nghiệp, thất nghiệp và thu nhập…).

1.1.2. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế cịn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính tốn, để có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc điểm nhiều về tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)