Mã chương : KTVM05
3. Chu kỳ kinh doanh
3.1.3. Nguyên nhân của chu kỳ kinh doanh
Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh hiện nay đang được các nhà kinh tế học vĩ mô quan tâm và tranh luận khá sôi nổi. Những ý kiến cho rằng phần lớn là do dao động của tổng cầu, hoạ hoằn mới do sự dịch chuyển của tổng cung gây ra. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là nhân tố nào làm cho tổng cầu và tổng cung dịch chuyển? Tại sao nền kinh tế có giai đoạn mở rộng và có giai đoạn thu hẹp như vậy.
Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh chia thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh đó là nhóm nhân tố nội sinh và ngoại sinh.
- Nhóm nhân tố ngoại sinh: Là nhóm nhân tố bên ngồi của hệ thống kinh tế,
nhóm này bao gồm có dân số, chiến tranh, hệ thống kinh tế chính trị, điều kiện tự nhiên, những sáng kiến đổi mới công nghệ. Gần đây nhiều nhà kinh tế phân tích cho rằng nền kinh tế thế giới dễ rơi vào cuộc khủng hoảng do những lo ngại của dân chúng sau khi có cuộc xâm lược của Mỹ ở Irắc.
- Nhóm nhân tố nội sinh: Là nhóm nhân tố bên trong bản thân hệ thống kinh
tế vốn chứa đựng những cơ chế làm nảy sinh ra chu kỳ kinh doanh. Mọi sự mở rộng đều nuôi dưỡng sự suy thối và mọi sự suy thối đều ni dưỡng sự mở rộng theo một chuỗi lặp đi lặp lại.
Một trong những cơ chế gây nên chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa số nhân của Keynes và nhân tố gia tốc.
Nhân tố gia tốc là một thuyết nói về các nguyên nhân quyết định đầu tư - một nhân tố chi phối các chu kỳ kinh doanh. Theo thuyết đó, ngồi những nhân tố tác động đến đầu tư đã nêu trong chương 4, việc tăng vốn, tăng đầu tư còn xảy ra khi sản lượng tăng. Hơn nữa, sản lượng phải liên tục tăng cùng nhịp độ mới đảm bảo cho vốn đầu tư không đổi. Kết quả là, khi sản lượng ngừng tăng, thì đầu tư rịng (đầu tư tăng thêm vốn tư bản) sẽ giảm đến số 0 và tổng đầu tư chỉ bằng đầu tư để duy trì năng lực sản xuất hiện có.
Ngược lại, khi sản lượng giảm, đầu tư sẽ giảm xuống dưới 0 trong thời gian dài. Thậm chí doanh nghiệp có thể bán cả máy móc và khơng cần thay thế chúng. Cơ chế phối hợp nhân tố gia tốc và mơ hình số nhân có thể mơ tả tóm tắt như sau:
Đầu tư tăng sản lượng tăng (theo mơ hình số nhân) đầu tư tăng (theo nhân tố gia tốc) sản lượng tăng. Đạt đỉnh chu kỳ.
Tiếp đến: Sản lượng ngừng tăng đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc) sản lượng giảm (theo mô hình số nhân) đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc) sản lượng giảm. Chạm đáy chu kỳ.
Tiếp đến đầu tư tăng lên và thời kỳ khôi phục lại bắt đầu.
Mơ hình phân tích chu kỳ kinh doanh đơn giản trên đây cần được bổ sung thêm bằng những đặc trưng thực tế khác của nền kinh tế hiện đại như thị trường tài chính, lạm phát, khiến các phân tích trở nên đầy đủ hơn.
Các lý thuyết nêu trên hiện nay còn nhiều vấn đề tranh luận nhưng chúng đều chứa đựng những yếu tố hiện thực của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn nhưng khơng lý thuyết nào đúng hồn tồn trong mọi hoàn cảnh.