Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 87 - 89)

Mã chương : KTVM05

2. Tổng cung và các mơ hình tổng cung

2.3. Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

2.3.1. Điều chỉnh ngắn hạn (Hình 5.3a)

Giả sử, nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng tồn dụng nhân cơng ở điểm Eo. Bây giờ tổng cầu đột ngột tăng lên (chẳng hạn do lượng tiền danh nghĩa tăng lên). Đường AD dịch lên trên và sang phía phải. AD với mức giá ban đầu P = P- 1, cán cân tiền tệ thực tế tăng lên. Nhu cầu tăng, các hãng sẽ tăng thêm sản lượng một cách tương ứng, cho đến khi đạt được mức sản lượng E’. Một trạng tháI cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại E’. cả sản lượng và giá cả đề tăng. Việc giá cả và sản lượng tăng lên đến mức nào là hoàn toàn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung.

Hình 5.3 (a): Sự điều chỉnh trong ngắn hạn Hình 5.3b: Sự điều chỉnh trung hạn và dài hạn

2.3.2. Điều chỉnh trung hạn (Hình 5.3b)

Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E’. không phải mọi việc đã kết thúc. Do sản lượng tăng, giá cả tiếp tục tăng (xem hình 6.8b). Đường AS dịch chuyển đến AS’ phản ánh mức việc làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được thiết lập ở mức E’’.

So sánh E’ với E’’: Sản lượng đã giảm đi, giá cả đã tăng lên.

2.3.3. Điều chỉnh dài hạn (Hình 5.3b)

Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá sản lượng tiềm năng, thì đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển lên phí trên và sang bên trái. Kết quả là sản lượng tiếp tục giảm đi và giảm đến mức sản lượng toàn dụng nhân công. Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn ở điểm E”’.

Tại mức E”’, giá cả đã điều chỉnh kịp thời với sự tăng lên của lượng tiền danh nghĩa, cán cân tiền tệ thực tế (MS/P) và lãi suất trở lại mức ban đầu, tổng cầu và sản lượng cũng trở lại mức ban đầu.

Tóm lại:

(1) Q trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trước những sự mở rộng của tổng cầu và thay đổi tổng cung (thông qua tiền lương và giá cả) diễn ra theo trình tự mở rộng đến thu hẹp sản lượng. Trình tự này sẽ đảo ngược lại nếu có tác động thu hẹp tổng cầu.

(2) Vì quá trình tự điều chỉnh diễn ra chậm chạp và có thể kéo dài, nên mở ra một khơng gian nhất định để Nhà nước can thiệp vào thị trường, thơng qua chính sách tài khóa và tiền tệ, nhằm giữ cho nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)