Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 44 - 47)

Mã chương : KTVM01

1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế

1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế

1.1.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ

Khi tham gia vào bức tranh kinh tế, Chính phủ (kể cả các cấp chính quyền trung ương và địa phương) cũng mua sắm một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ phải thu thuế - thuế trực thu và thuế gián thu - để trang trải các khoản chi tiêu của mình. Vì chi tiêu của Chính phủ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ, và vì thuế khố ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của các hộ gia đình nên Chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng.

Chúng ta sẽ xét tác động của Chính phủ bằng những mơ hình tổng cầu từ giản đơn đến phức tạp.

a. Chi tiêu của Chính phủ và tổng cầu

Khi Chính phủ dự kiến mua sắm hàng hoá và dịch vụ, tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên. Lúc này tổng cầu sẽ bằng:

AD = C + I + G (1)

Trong đó: G là chi tiêu về hàng hố và dịch vụ của Chính phủ

Từ (1) ta thấy khi Chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên khơng có lý do nào cho thấy chi tiêu của Chính phủ biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập. Do đó, chúng ta giả định rằng chi tiêu của Chính phủ là một số được ấn định trước:

G = G

Khi chưa tính đến thuế tổng cầu trong nền kinh tế sẽ bằng: AD = C + I + G

AD = C + I + G + MPC.Y

Vấn đề đặt ra là với tổng cầu như trên, sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?

Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá, chúng ta xác định được: AD = Y C + I + G + MPC.Y = Y Do đó: 1 Yo = ( C + I + G ) (2). 1- MPC

Đẳng thức (2) cho thấy chi tiêu của Chính phủ cũng có số nhân bằng số nhân của tiêu dùng và đầu tư. Thực vậy, trong nền kinh tế, tiêu dùng và đầu tư của các hộ gia đình vàc các hãng kinh doanh khơng thay đổi, thì một sự thay đổi nhỏ trong tiêu dùng của Chính phủ có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong sản lượng do tác động của số nhân chi tiêu.

b. Thuế và tổng cầu

Mơ hình tổng cầu và sản lượng cân bằng ở trên chưa tính tới tác động của thuế. Mục này sẽ nghiên cứu thuế khố có tác động như thế nào đến sản lượng.

Khi Chính phủ thu thuế, thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm đi. Tuy nhiên, Chính phủ cịn tiến hành các trợ cấp xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ

cấp hưu trí… và do đó có thể bổ sung vào quỹ tiêu ding có thể sử dụng của dân cư. Trong mơ hình này, coi thuế là một đại lượng rịng. Có nghĩa là:

T = TA - TR (3) Trong đó: T: Thuế rịng

TA: Thuế

TR: Các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho cơng chúng. Thuế rịng là một hàm số của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế ròng tự động tăng lên, mặc dù thuế suất không thay đổi. Để tiện sử dụng, từ nay ta gọi tắt thuế ròng là thuế.

- Thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách khác Chính phủ đã ấn định từ đầu

năm tài khoá một số thu về thuế. Từ đó ta có: T = T

Lúc này tiêu dùng của dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng YD chứ khơng phụ thuộc vào Y.

Hàm tiêu dùng bây giờ có dạng sau:

C = C + MPC .( Y - T ) (4) Và tổng cầu sẽ bằng:

AD = C + I + G

AD = (C + I + G) + MPC (Y - T)

Cũng sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá, ta xác định được sản lượng cân bằng theo công thức sau:

MPC 1

Yo = - . T + ( C + I + G ) (5) 1- MPC 1- MPC

Trong (5) nếu thay:

MPC 1 mt = - và m = 1- MPC 1- MPC Ta thu được: Yo = mt . T + m . ( C + I + G) (6). Trong (6): mt - Số nhân thuế m - Số nhân chi tiêu Ta có:

Số nhân về thuế, số nhân chi tiêu và số nhân ngân sách cân bằng. Số nhân ngân sách nói lên rằng, khi Chính phủ phải thu thêm một lượng thuế để chi tiêu thêm, thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm một lượng đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó.

- Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập

Bây giờ ta xét trường hợp phức tạp hơn, thuế phụ thuộc vào thu nhập. Nói cách khác, thu nhập về thuế là một hàm của thu nhập:

T = t.Y Trong đó: t - Thuế suất

Lúc này thu nhập có thể sử dụng YD sẽ bằng: YD = Y - t.Y = (1 - t).Y (8)

Và hàm tiêu dùng có dạng:

C = C + MPC . YD = C + MPC (1 - t).Y (9)

Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá, ta xác định được sản lượng cân bằng: 1 Yo = ( C + I + G ) (10) 1 - MPC (1-t) Yo = m’ . ( C + I + G)

Trong đó: m’ - số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ.

Đẳng thức (10) cho thấy tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ có cùng một số nhân. Nói cách khác, trong nền kinh tế đóng, tác dụng của việc tăng chi tiêu của Chính phủ đến sẩn lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của việc hộ gia đình tăng thêm tiêu ding và các hãng kinh doanh tăng thêm đầu tư vậy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)